Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1311 |
Tổng truy cập : | 564,450 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng cam đường canh
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cam đường canh: chọn giống; thời vụ; làm đất,đào hố, khoảng cách và cách trồng; tưới tiêu; tỉa cành, tạo tán,…
Cây cam đường canh là một giống cam cho chất lượng quả hàng đầu hiện nay với hàm lượng các vitamin và khoáng chất rất cao . Cam đường canh được trồng ở hầu khắp các địa phương trong cả nước, cho năng xuất và hiệu quả kinh tế rất cao .
Cam đường canh là loại cây sinh trưởng khoẻ, có ít gai hoặc không có gai, cây phân cành mạnh, cành nhỏ, có dạng hình lá to hoặc lá nhỏ , nhưng hình thái giống nhau: mép lá cam đường canh gợn sóng dài , đuôi lá nhọn và dài, gần như không có eo lá. Quả cam đường canh hình cầu hơi dẹp, vỏ mỏng, nhẵn, ít túi dầu tinh, khi chín cam đường canh có màu đỏ gấc, đa số chín vào trước tết Nguyên đán 1 tháng. Thịt quả cam đường canh mọng nước, ít hạt vách múi hơi dai, ít xơ bã, ngọt mát nếu ,có vị ngọt đậm.
Cam đường canh là giống có năng suất cao, khả năng thích nghi tương đối rộng, trồng được trên đồi , núi , vùng đồng bằng và ven biển thoát nước. Tính chống chịu với sâu bệnh hại khá tốt. Nếu trồng mật độ dày và thâm canh ngay từ đầu có thể đạt năng suất 40-50 tấn/ha.
1. Chọn giống
Cây giống phải khoẻ, mập không mang mầm mống bệnh, có bộ rễ khoẻ , cây giống có chiều cao trung bình 40-60cm.
2. Thời vụ
Cam thường được trồng vào đầu (tháng 2) hoặc cuối mùa mưa (tháng 9) là thích hợp nhất.
3. Làm đất, đào hố, khoảng cách và cách trồng
Làm đất: Đất trồng cam phải cao ráo, có hệ thống thoát nước tốt để tránh ngập lụt hàng năm. Ở vùng đồng bằng, vùng trũng phải đào mương, lên luống. Trung du và miền núi nên chủ động nguồn nước để tưới khi cây bị khô hạn.
Đào hố: Hố trồng có kích thước 60x60x50cm. Bón lót 50kg phân chuồng hoai mục + 1kg lân + 1kg vôi bột cho mỗi hố, trộn kỹ với đất trước khi trồng 30 ngày.
Khoảng cách và cách trồng: (3 x2,5) (luống cách luống 3m, cây cách cây 2,5m). Đặt bầu cây ngang mặt đất, chính giữa hố, vun đất nhẹ lên mặt bầu và nén chặt xung quanh để cây đứng vững. Trồng xong tưới đủ nước để cây nhanh bén rễ. Nếu trời nắng nóng phải che cho cây. Nơi có gió mạnh phải buộc cây vào cọc nhỏ cắm chính giữa hố để cây không bị gió lay.
Chú ý: Khi cây còn nhỏ, chưa giao tán, nên trồng quanh cây đậu đỗ để tận dụng đất, hạn chế cỏ dại và dùng làm phân cải tạo đất.
4. Tưới tiêu
Thường xuyên tưới đủ ẩm cho cây nhất là từ khi mới trồng đến khi cây 3 tuổi. Thời gian cây ra hoa, đậu quả và nuôi quả, nếu thiếu nước quả sẽ đậu ít và bị rụng nhiều. Thừa nước cây dễ bị bệnh thối rễ cũng gây hiện tượng vàng lá, chết cây.
5. Tỉa cành, tạo tán
Cắt bỏ các cành vượt, cành mọc ra từ gốc ghép, cành sâu bệnh, dập gãy. Nuôi dưỡng những cành cần thiết để tán cây đều đặn, cân đối. Việc tỉa cành tạo tán bắt đầu từ khi cây cao 0,5- 0,6m tạo khung thân hợp lý ban đầu vững chắc, cành được phân bố dạng ngôi sao trên thân cây để không che khuất ánh sáng lẫn nhau. Những cành già cỗi sau một thời gian cho quả cũng cần chặt bỏ nuôi những cành non mới cho quả trong những năm tiếp theo.
Trồng cây chắn gió có tác dụng làm giảm sự bốc hơi nước, giảm sự cọ sát của các quả với cành và làm chậm sự di chuyển của các loại côn trùng, nhất là rệp và rầy chổng cánh. Hàng cây chắn gió được trồng chủ yếu ngăn được các hướng gió chính, cách hàng cây cam đầu tiên ít nhất 5m để tránh cạnh tranh dinh dưỡng. Cây chắn gió có thể trồng bằng keo tai tượng, keo lá tràm, keo dậu,….
6. Bón phân
Sau một tháng cây hồi phục dùng nước phân lợn hoặc nước giải đã ủ pha loãng 10 lần với nước lã hoặc nước phân đạm 1%, 15-20 ngày tưới 1 lần.
Lượng phân bón cho 1 cây: 10kg phân chuồng + 100g ure + 300g supelân + 100g kali
Cách bón: tháng 9, tháng 11 bón 100% hữu cơ + 100% lân; từ ngày 15/1 đến 15/3: 40% urê + 40% kali (nhằm thúc cành xuân); tháng 5 bón: 30% urê + 30% kali; tháng 7-8 bón: 30% urê + 30% kali (bón cành thu)
Bón phân thời kỳ kinh doanh (Từ năm thứ 3 trở đi): với cây vào kinh doanh từ tháng 11 hạn chế tưới nước và dùng thuổng hay mai xẻ xung quanh gốc, cách gốc 25-30cm. Chặt đứt rễ xung quanh, phơi gốc 10-15 ngày cho cây cằn, lá vàng hơi héo sau đó bón cho 1 cây từ: 10-40kg phân chuồng hoai mục + 0,5-1 kg supe lân, bón quanh tán lấp kín phân.
Chú ý: Khi xén rễ phải dùng dụng cụ sắc, không làm xơ, dập rễ, lay động gốc ảnh hưởng đến cây, sau đó tưới giữ ẩm cho cây. Khi cây ra hoa kết quả tránh tác động vào gốc, ảnh hưởng đến tỷ lệ đậu hoa, quả.
Khi quả đã ổn định, dùng phân bắc, phân chuồng hoai mục hay đậu tương xay nhỏ (1kg/gốc) ngâm từ 10-15 ngày, pha loãng 5 lần tưới cho cây. Cứ 20 -25 ngày một lần tưới, bã ngâm vớt lên dải đều quanh tán lấp đất nhẹ. Có thể kết hợp dùng phân bón qua lá phun theo nồng độ khuyến cáo vào các tháng 3,5,6,8 và luôn giữ ẩm cho cây.
7. Thu hoạch và bảo quản:
- Thu hoạch
Thời điểm: Thu hoạch khi vỏ quả chuyển từ mầu xanh sang màu vàng khoảng 20-30 diện tích vỏ quả. Cần thu hoạch đúng thời vụ để tạo cho cây phân hóa mầm hoa tốt, thu hái quả vào những ngày râm mát.
Kỹ thuật: Dùng kéo chuyên dụng cắt cuống quả, thu hái quả nhẹ nhàng tránh tổn thương cơ học. Quả được cho vào thùng hoặc sọt có lót giấy, xốp, vận chuyển về nơi tập kết để phân loại, lau khô vỏ quả và tiến hành xử lý bảo quản.
- Bảo quản
Bảo quản trong hòm gỗ phủ lá chuối khô: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, xếp vào giữa hòm, khoảng cách các quả được chèn bằng lá chuối khô, đậy nắp giữ kín gió.
Bảo quản trong túi nilon đục lỗ: Quả được thu hái không bị rập nát, có kích cỡ tương đối đồng đều, được rửa sạch bằng nước vôi trong, để khô 5-7 ngày, bôi vôi cuống quả, cho vào túi nilon đục lỗ để nơi thoáng mát./.
61442-ntm.001362_ky-thuat-trong-cam-duong-canh.pdf