Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 700
Tổng truy cập : 563,281

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng cây lô hội

Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây lô hội: chọn giống, thời vụ và cách trồng, chăm sóc, bón phân, tưới nước và phòng trừ sâu bệnh


Cây lô hội (nha đam) là loại cây trồng cạn,có khả năng thích nghi với nhiều loại đất khác nhau, sinh trưởng và phát triển tốt ở những vùng có số ngày nắng nhiều trong năm.

1. Chọn giống:

Hiện nay, giống lô hội có lá xanh thẫm, bẹ lá to là loại dễ trồng và cho năng suất cao, được nông dân trồng đại trà. Lô hội thường được nhân giống bằng phương pháp vô tính.

2. Thời vụ và cách trồng:

Cây lô hội có thể trồng quanh năm nhưng nên trồng vào mùa xuân và mùa thu là tốt nhất.

- Trồng lô hội ở vùng đất cao ráo, thoáng xốp, tốt nhất là đất pha cát. Trước khi trồng cần phải cày bừa đất kỹ và san phẳng ruộng trồng.

- Cách trồng: Cần đánh rãnh và lên luống cao khoảng 20 cm, đào cây con từ vườn ươm, trồng hàng cách hàng 80 cm, cây cách cây 40 cm, mật độ khoảng 30.000 - 50.000 cây/ha.

3. Chăm sóc:

- Bón phân: Bón lót cho cây lô hội bằng phân chuồng hoai mục (khoảng 2,5 tấn/ha) và bón thúc bằng phân NPK mỗi tháng 1 lần, liều lượng khoảng 100 kg/ha. Sau khi bón phân cần phải tưới nước và kết hợp xới đất.

- Vào mùa khô, 3 - 5 ngày cần phải tưới nước 1 lần để đất có độ ẩm, giúp cây sinh trưởng tốt. Cây lô hội không chịu được úng nên nếu mưa nhiều cần phải khơi thông rãnh trồng để thoát nước, tránh làm thối rễ cây.

- Phòng trừ sâu bệnh: Để hạn chế cây bị bệnh, vườn lô hội cần đảm bảo thông thoáng, không bị ngập úng, làm cỏ đúng lúc… Cây lô hội thường bị một số loại trực khuẩn gây hại trên mặt lá, nên cắt bỏ ngay những lá bị bệnh để tránh lây lan. Không sử dụng các loại thuốc hóa học để phòng trừ sâu bệnh vì cây lô hội chủ yếu cho thu hoạch lá nên dễ gây độc hại cho người sử dụng.


74229-ntm.002275_ky-thuat-trong-cay-lo-hoi.pdf