Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 859 |
Tổng truy cập : | 563,640 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng cây mai địa thảo để ban công rực rỡ sắc hoa
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây hoa mai địa thảo: lựa chọn hạt giống, điều kiện và nhiệt độ thích hợp, đất trồng, phương pháp gieo hạt, tưới nước, chăm sóc và phòng bệnh cho hoa.
Hoa mai địa thảo có tên khoa hoc là Impatiens walleriana có nguồn gốc từ Đông Phi cao từ 15 đến 16cm, lá rất đẹp có hình mác răng cưa, cây dễ sinh trưởng và phát triển, ít sâu bệnh và phát triển rất nhanh với khí hậu Việt Nam.
Hoa mai địa thảo thường nở rải rác quanh năm nhiều nhất vào cuối thu kéo dài đến mùa xuân. Ngoài vẻ đẹp rực rỡ hoa mai địa thảo còn tượng trưng cho vẻ đẹp đằm thắm của người phụ nữ, mang đến may mắn, không khí vui tươi cho gia chủ. Cây có thể trồng được ở ban công, ngoài vườn, chậu treo đều cực kỳ ấn tượng nên được nhiều người chuộng.
1. Cách lựa chọn hạt giống hoa mai địa thảo
Phải chọn hạt giống chất lượng tốt để đảm bảo tỷ lệ nảy mầm cao, cây cứng cáp, phát triển tốt, hoa rực rỡ, bền màu. Để lựa chọn đúng yêu cầu nên đến những cửa hàng uy tín để mua.
2. Điều kiện và nhiệt độ thích hợp trồng mai địa thảo
Mai địa thảo ưa bóng nên có thể trồng được trong nhà một thời gian. Không chịu được nắng nóng gay gắt nên mùa hè cần che nắng đầy đủ. Cây mai địa thảo ưa khí hậu khô thoáng, nhiệt độ vừa phải khoảng 18-28oC. Nếu nắng quá hoặc quá lạnh ảnh hưởng đến sức khỏe của cây, cây sinh trưởng kém.
3. Đất trồng cây mai địa thảo
Tốt nhất là chọn đất dinh dưỡng tribat, ngoài ra có thể chọn đất thịt, đất phù sa hoặc hỗn hợp đất phù sa + trùn quế. Các loại đất đều phải đảm bảo đủ dinh dưỡng, tơi, xốp, thoát nước tốt, đã được xử lý nấm bệnh. Sau khi đã lựa chọn được đất trồng cần trộn hỗn hợp đất phù sa và phân giun cho phù hợp.
4. Kỹ thuật trồng hoa mai địa thảo
Kỹ thuật trồng cây mai địa thảo bằng phương pháp gieo hạt. Sau khi chuẩn bị các điều kiện xong. Ta bắt đầu gieo hạt mai địa thảo trực tiếp lên bề mặt khay. Sau đó phủ lên một lớp đất mỏng. Dùng bình xịt tưới nước để giữ ẩm cho đất và cho hạt. Đặt khay ươm ở vị trí thoáng mát, hơi ẩm. Duy trì tưới nước từ 7-10 ngày, hạt giống mai địa thảo sẽ nảy mầm.
5. Cách chăm sóc cho cây mai địa thảo
Vì là cây ưa ẩm nên sa khi trồng cây mai địa thảo xong cần tưới ẩm cho cây, khi cây có 3 lá thật thì tiến hành tỉa thưa. Thời điểm khi cây có 4-5 lá thật tiến hành chuyển cây sang chậu trồng hoa, bồn hoa hay sân vườn, trồng với khoảng cách 15-20cm để cây phát triển thêm nhiều nhánh, nhánh to và nhiều bông.
Thời điểm cây đã bén rễ hồi xanh tạ nên bón phân vi sinh hoặc phân trùn quế cho cây định kỳ 2 tuần 1 lần. Hòa 1kg phân trùn quế với 3 lít nước. Có thể dụng phân bón N-P-K hoặc phân tím đức với liều lượng: trộn 5gr phân bón với 2 lít nước tưới cho cây, nhưng 5 ngày mới tưới 1 lần. Chú ý tưới nước đều nhẹ nhàng để giữ ẩm đến khi cây trưởng thành và ra hoa.
6. Phòng bệnh cho mai địa thảo
Mai địa thảo dễ bị thối nhũn, hư rễ, thối thân do tiếp xúc với nước quá nhiều hoặc do quá ẩm thấp. Vì vậy bạn nên trồng cây nơi thoáng gió, đất phải thật thoát nước, nhiều ánh sáng nhưng tránh nắng gay gắt. Nên tránh cây bị dầm mưa lâu ngày làm dập nát và thối rễ.
Mặc dù mai địa thảo có thể trồng trong nhà nhưng hạn chế trưng cây nơi tối tăm mà để nơi thông thoáng gió, nhiều ánh sáng khuếch tán, đưa cây ra ngoài trời 2-3 lần/tuần.
84938-ntm.002224_ky-thuat-trong-cay-mai-dia-thao.pdf