Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 401 |
Tổng truy cập : | 562,449 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng cây rau ngổ
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây rau ngổ: xác định thời vụ, biện pháp đất trồng, cách trồng và kỹ thuật bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch cây rau ngổ
I/ Đặc điểm chung
- Rau ngổ thụôc loại thân thảo mập, giòn, rỗng ruột, có nhiều lông.
- Lá đơn, không cuống, mọc đối hoặc vòng quanh thân.
- Mép lá hơi có răng cưa.
- Có hoa mọc ở nách lá, cuống dài, hoa màu tím.
- Rau ngổ là loại rau gia vị, dùng để ăn sống hoặc chế biến thành những món ăn khác.
- Rau ngổ là vị thuốc có tác dụng lợi tiểu, kháng viêm, tiêu sưng, chống độc.
II/ Kỹ thuật trồng
2.1. Thời vụ
Rau ngổ được trồng quanh năm.
2.2. Đất trồng
Rau ngổ thích hợp trên những vùng đất nhiều nước như ruộng lầy, ao hồ. Do đó, đất trồng rau ngổ cần nhiều bùn, đầy đủ dinh dưỡng, nhiều nước.
đất trồng rau ngổ được cày bừa kỹ, sạch cỏ, sục bùn.
Có thể lên liếp để trồng rau ngổ ở những vùng đất thấp, trũng (liếp rộng 2 m, cao 30 cm).
2.3. Trồng ngổ
Thông thường trồng ngổ bằng cách giâm cành. Chọn những đọan thân ngọn sinh trưởng khoẻ, cắt khoảng 15 – 20 cm giâm trên những liếp đất đã chuẩn bị trước.
Khoảng cách trồng: cây cách cây 3 – 4 cm.
2.4. Bón phân (lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau)
Bón lót:+ 1,5 – 2 tấn phân chuồng hoai.
+ 20 – 25 kg phân lân.
+ 40 kg tro bếp hoặc 10 kg kali.
Bón thúc: Bón thêm phân urê trong quá trình trồng (3 kg/1.000 m2), có thể chia làm nhiều đợt để bón nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly tối thiểu 12 – 15 ngày.
Sau những cơn mưa có thể bón thêm phân tro bếp nhưng phải đảm bảo thời gian cách ly như trên.
2.5. Chăm sóc
- Sau khi giâm xong cần tưới nước để rau mau bén rễ.
- Rau ngổ rất cần nước nên cần tưới nước đầy đủ cho cây.
- Sau trồng 10 ngày có thể bón thúc phân urê.
2.6. Phòng trừ sâu bệnh
Rau ngổ ít có sâu bệnh hại. Trường hợp sâu hại có thể sử dụng Biocin hoặc bệnh thối nhũn lá sử dụng Kasumin.
2.7. Thu hoạch
Sau trồng 30 – 35 ngày là tiến hành thu hoạch. Tuỳ theo mục đích sử dụng mà có thể cắt cành, chừa gốc hoặc thu họach cả cây.
KS. Lê Thị Nghiêm
51419-ky-thuat-trong-cay-rau-ngo.pdf
Lê Thị Nghiêm