Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1551 |
Tổng truy cập : | 564,930 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng chanh giấy không hạt ít gai
Giới thiệu đặc điểm của giống chanh giấy không hạt, ít gai. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng chanh không hạt để bà con nắm rõ: chọn giống, mật độ, đất trồng, cách trồng, ánh sáng, giữ ẩm, tưới nước, bón phân, phòng trừ sâu bệnh
1. Đặc điểm
Chanh giấy không hạt-ít gai là giống chanh được Công ty GINO nhập vào Việt Nam trong thời gian gần đây, rất được bà con nông dân ưa chuộng, do dễ trồng, cho năng suất cao. Có thân và quả gần giống chanh giấy truyền thống của Việt Nam, khi cành ở giai đoạn thành thục thì các gai bị thoái hoá, cây cho sai quả, một chùm cho 7-8quả. Năng suất rất cao từ 150-200kg quả/cây/năm, quả to, tròn, cơm màu trắng xanh, không hạt, vỏ mỏng, nhiều nước, chua, thơm ...
2. Kỹ thuật trồng
- Chọn giống: Nên chọn cây chiết nhánh hay giâm cành, không sâu và sạch bệnh.
- Mật độ: Cây cách cây 3m, hàng cách hàng 4m. Kích thước hốc trồng 0,6x0,6x0,6m. Nếu vùng đất thấp phải có hệ thống thủy lợi tưới tiêu hoàn chỉnh, đắp mô cao 0,5-0,6m, rộng 0,8-1m. Nếu vùng đất cao, mặt đất bằng phẳng đắp mô cao 0,3-0,8m, rộng 0,8-1m, mặt đất nghiêng <5% không vun mô.
- Đất trồng: Trộn thêm vôi bột 1 kg + phân hữu cơ hoai mục 10-15kg + 10-15kg tro trấu hoai (hoặc bả dừa, bả đậu) + Super lân 1kg.
- Cách trồng: Đào một hốc nhỏ giữa mô, đặt cây con vào hốc, tháo bao đựng bầu ra, lấp đất giữ chặt bầu cây, cắm cọc giữ cây cố định.
3. Kỹ thuật chăm sóc
- Hạn chế ánh sáng: Trong thời gian đầu ta có thể trồng xen cây họ đậu vào trong vườn để hạn chế giông gió, đổ ngã và che bớt ánh sáng.
- Giữ ẩm: Đậy phủ gốc cho cây vào mùa khô, nhằm hạn chế chi phí tưới nước, trong vườn nên để cỏ cao 20-40cm để hạn chế nắng nóng vào mùa khô và chống xói mòn hay tăng cường thoát nước trong đất vào mùa mưa.
- Tưới nước: Cung cấp nước cho cây điều độ, muốn cây ra hoa, ngưng tưới cho khô gốc 20-30 ngày, sau đó tưới lại cây sẽ ra hoa.
- Tỉa cành tạo tán: Hạn chế cành vượt, loại bỏ những cành già cỗi sâu bệnh, giúp cây thông thoáng, có dáng đẹp, tăng khả năng quang hợp và cây phát triển cân đối.
- Bổ sung đất cho cây: Vào thời kỳ bón thúc cho cây nên cho thêm đất mới vào tán cây dầy 2-3cm cùng kết hợp việc bón phân hữu cơ hoai hay phân hóa học.
- Bón phân:
Phân hữu cơ hoai: 10-15kg/năm.
Phân hóa học: Cây mới trồng đến 1 năm tuổi bón: 0,5kg Urê + 1kg Super lân + 0,2kg KCl, chia ra 4-5 lần bón/năm. Cây thời kỳ kinh doanh sử dụng phân: 0,5-2kg Urê + 1,54kg Super lân + 0,3kg KCl, chia ra các lần bón như sau. Sau khi thu hoạch quả: Bón 2/3 phân Lân và toàn bộ phân hữu cơ. Tiếp đó: Bón 1/3 phân lân + 1/4 phân Urê + 1/3 KCl. Giai đoạn nuôi quả: Bón 1/4 phân urê.
4. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu vẽ bùa: Gây hại thường xuyên vào giai đoạn ra lá non, dùng thuốc có tính nội hấp như: Sevin 80WP, Padan 95SP, Cymbush, Lannate ...
- Rầy chổng cánh: Là đối tượng trung gian truyền bệnh vàng lá Greening, sử dụng thuốc Applaud MIPC 25%, BTN, Admire 50ND, Bassan 50ND, Trebon 10ND ...
- Rầy mềm: Chích hút nhựa trên chồi non hay mặt dưới lá non sử dụng thuốc: Bassan 50ND, Supracide 40EC, Polytrin 40EC, Trebon 10ND...
- - Nhện đỏ: Ấu trùng và thành trùng đều gây hại sử dụng thuốc: Confidor, Kelthane, Danitol...
- Bệnh loét, ghẻ: Bệnh gây hại nặng vào mùa mưa, sử dụng thuốc gốc đồng để phòng trị như: Copper Zin, Copper B, Zineb 80 BHN, Kasuran, Bordeux...
- Bệnh thối gốc - chảy nhựa: Bệnh gây hại nhiều ở thân rễ, sử dụng thuốc để phòng trị như: Captan 75 BHN, aliett 80 BHN, Copper Zine...
- Bệnh vàng lá gân xanh: Vấn đề diệt trừ rầy chổng cánh tác nhân lan truyền bệnh vàng lá gân xanh là rất quan trọng.
40118-ntm.001385_ky_thuat_trong_chanh_giay_khong_hat_it_gai.pdf