Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1962 |
Tổng truy cập : | 560,116 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng đào sai trĩu cành
Hướng dẫn biện pháp kỹ thuật trồng đào sai quả: chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng, chọn giống và trồng đào, chăm sóc, thu hoạch.
1. Chuẩn bị dụng cụ trồng và đất trồng
Dụng cụ trồng: có thể tận dụng bao xi măng, bao tải, chậu, khay, thùng xốp có sẵn trong nhà hoặc mảnh đất trống trong vườn để trồng cây đào ăn quả. Lưu ý: Dưới đáy khay đục lỗ để thoát nước. Dụng cụ trồng có kích thước trên 1m.
Đất trồng: Nếu có điều kiện thì cày sâu 25 - 30cm để làm tơi đất và diệt cỏ dại. Sau đó đào hố sâu 60 - 70cm, miệng hố có kích cỡ 70 x 70cm. Bón lót vào 1 hố từ 25 - 30kg phân chuồng hoai mục, 0,5kg supe lân, 0,5kg clorua kali. Tất cả trộn kỹ với lớp đất mặt và lấp đầy miệng hố, để 1 tháng sau mới trồng đào.
- Thời vụ trồng đào ăn quả tốt nhất là vụ Xuân. Nếu có diện tích tương đối bằng phẳng và rộng thì đào hố theo đường thẳng, cách nhau 6 - 7m và hàng cách hàng 7 - 8m.
2. Chọn giống và trồng đào
Cây đào ăn quả có thể trồng bằng hạt, ghép hoặc chiết. Khi đào chín, chọn lấy những quả đẹp, to, để một thời gian cho chín kỹ. Lấy hạt rửa sạch, hong khô và bảo quản đến cuối năm đem gieo vào túi bầu.
Trước khi gieo hạt đào cần ngâm nước ấm 4 - 5 ngày, thay nước hàng ngày. Sau đó gieo mỗi bầu 1 hạt. Khi cây cao 50 - 60cm đem trồng.
Nếu được chọn để lấy mắt ghép thì sau khi thu hái quả xong, tiến hành chăm bón cho cây đào hồi phục, ổn định. Chọn lấy những cành bánh tẻ, được 6 - 8 tháng tuổi để lấy mắt ghép. Phải chuẩn bị trước vườn cây gốc ghép. Đào có thể ghép trên đào, chọn loại đào mọc khoẻ, mang, nhiều tính hoang đã để làm gốc ghép.
Hạt đào làm gốc ghép được chuẩn bị và gieo ươm. Khi cây cao 60 - 80cm, đường kính gốc 0,6 - 0,8cm thì ghép được. Có thể ghép đào theo cách áp thân, ghép mắt theo kiểu chữ T hoặc mắt nhỏ có gỗ. Để tiết kiệm thời gian và công sức, bạn có thể tìm mua cây giống bán sẵn ở các cửa hàng bán cây giống.
Khi trồng nên để cổ rễ cao hơn mặt đất, khi lún xuống tối thiểu cổ rễ cũng ngang mặt đất hoặc cao hơn một chút không nên trồng sâu vì dễ gây bệnh. Trồng xong tưới nước giữ ẩm cho cây.
3. Chăm sóc
Vào mùa khô, thường xuyên tưới nước cho cây đào. Tới mùa mưa, chú ý việc thoát nước để tránh cây đào bị thối, úng.
Nên bón nhiều phân vì đào ra nhiều quả, bón ít thì cây chóng già cỗi, trung bình mỗi cây đào đang ra quả bón 10 - 15 tấn/ha phân chuồng thật hoai sau khi thu quả (tháng 7). Không được bón vôi hoặc phân có vôi. Ngoài ra, thường xuyên làm cỏ, vun xới cho cây đào.
Đào là cây cần đốn tỉa nhất, nếu không đốn thì cây đào chóng già cỗi, không ra quả được rồi chế. Khi đốn cần chú ý các điểm sau: Đào sinh trưởng mạnh ở phía đầu cành, phía chân cành thường thiếu nhựa, mắt yếu do đó chú ý hãm ngọn những cành cấp I, II quá mạnh, giữ nhựa cho cành quả phía dưới. Đốn tạo quả nên đốn muộn ví dụ tháng 12, tháng 1 khi đã dễ phân biệt nụ hoa và nụ lá sau vụ nghỉ đông. Đào thường chỉ ra hoa trên cành ra vụ trước, vì vậy chú ý làm cho cây ra nhiều cành trước, năm sau mới có nhiều hoa.
4. Thu hoạch
Thu hái khi quả màu sắc chuyển hồng có chỗ đỏ, quả mềm, mùi thơm. Khi thu hái cần nhẹ nhàng, không làm dập nát, xây xát.
90238-ntm.002959_ky-thuat-trong-dao-sai-triu-canh.pdf