Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 597 |
Tổng truy cập : | 563,032 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng đậu xanh
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng đậu xanh: chuẩn bị đất, giống và mật độ, bón phân, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh, thu hoạch đậu xanh
Giống đậu xanh cao sản TN 182, có thời gian thu hoạch từ 60 – 65 ngày sau khi gieo.I. Thời vụ: Đậu xanh gieo trồng quanh năm, có 3 vụ chính ở miền Nam: - Đông Xuân gieo từ tháng 11 đến tháng 1 DL năm sau. - Xuân Hè gieo từ tháng 2 – 3 DL. - Hè Thu gieo từ tháng 4 – 5 DL.
I. Chuẩn bị đất
Đất phù sa, đất thịt pha cát có nhiều mùn, đất ít sét, đất giồng, đất cồn là đất tốt nhất. Độ pH thích hợp 5,5 – 6,5, đất phải cày, xới, sạch cỏ, tơi xốp. Đất cần được đánh rãnh cách nhau từ 4 – 6 m để dẫn nước tưới và thoát nước trong mùa mưa.
II. Giống và mật độ
- Lượng giống cần cho 1000m2: gieo theo hàng từ 1,5 – 2 kg, sạ từ 2,5 – 3 kg. Trước khi gieo phơi nắng nhẹ để kích thích hạt nẩy mầm đều.
- Khoảng cách trồng: 50 cm x 20 cm hoặc 40 cm x 30 cm, gieo thẳng ngoài đồng (gieo hạt khô từ 2 – 3 hạt/hốc).
III. Bón phân (cho 1000m2)
Lượng và loại phân bón tùy thuộc đất tốt xấu, thời vụ mà điều chỉnh:
Thời kỳ bón |
Vôi nông nghiệp (kg) |
Phân hữu cơ (phân chuồng) (tấn) |
Ure (kg) |
Super lân (kg) |
KCl (kg) |
Ghi chú |
Trước bón lót 7 – 10 ngày |
40 – 80 |
0 |
0 |
0 |
0 |
Rải đều trên ruộng trước khi cày xới |
Bón lót |
0 |
2 – 3 |
0 |
70 – 140 |
0 |
Rải đều trước khi gieo hạt |
Bón thúc: 15 ngày sau khi gieo
25 – 30 ngày sau khi gieo
40 ngày sau khi gieo |
0 |
0 |
5 –10 |
0 |
2,5 – 5 |
- Bón cách xa gốc ít nhất 10 cm. - Bón thúc kết hợp làm cỏ, vun gốc, lấp phân. |
0 |
0 |
10 – 20 |
0 |
7,5 – 12,5 |
||
0 |
0 |
10 – 20 |
0 |
5 – 12,5 |
||
Tổng cộng: |
40 – 80 |
2 – 3 |
25 – 50 |
70 – 140 |
15 – 30 |
|
IV. Chăm sóc
- Giặm hạt: ở những hốc hạt không nẩy mầm bắt đầu 4 – 6 ngày sau khi gieo (khi mầm vừa nhú lên mặt đất).
- Tưới nước: luôn giữ ẩm đất thích hợp để cây phát triển tốt. Cây con chịu úng kém. Đậu ra bông có thể tưới tràn nhưng tránh úng gốc. Cây đậu lúc gieo và trổ bông cần đủ nước tưới để hạt mọc đều, ít rụng bông và hạt được no (không bị đậu đá).
V. Phòng trừ sâu bệnh
- Sâu vẽ bùa: Phun thuốc Thianmectin 0.5ME, Pesta 5 SL,…
- Sâu đất, dế, dòi đục thân: Xử lý bằng Furudan hoặc Basudin hạt 2,5 – 3 kg/1000m2.
- Sâu ăn tạp, sâu xanh, sâu đục trái, nhện đỏ: Thianmectin 0.5 ME, Peata 5SL,…
- Rầy đen, rầy bông: Thianmectin 0.5ME, Pesta 5SL, Supracide, Confidor, Oncol,…
- Héo cây con: No Mildew 25WP, Pesta 5SL, Supracide, Confidor, Oncol,…
- Đốm lá, cháy lá: Bavisan 50 WP, Thane M 80WP (có thể kết hợp với No Mildew 25 WP tăng hiệu quả phòng trừ bệnh),…
- Các bệnh do vi khuẩn gây ra như: Đốm lá vi khuẩn, héo xanh, đen gân lá,… phun Marthian 90 SP (kháng sinh cho cây trồng).
- Khảm vàng: Do virus gây hại vì rầy mềm, rầy xanh chích hút nhựa cây truyền qua. Phun các thuốc trừ rầy.
VI.Thu hoạch
18 – 20 ngày sau khi trổ bông, trái đậu bắt đầu chín, vỏ trái chuyển màu đen, khi thu trái cẩn thận tránh làm đứt cuống trái non, rụng nụ hoa (sẽ cho trái đợt kế tiếp). Mùa nắng có thể để trái chín rộ thu cách nhau 5 – 7 ngày. Mùa mưa phải thu cách 2 – 3 ngày để trái và hạt không bị mất màu, kém phẩm chất.
96919-ntm.01011_trong-dau-xanh.pdf