Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1113 |
Tổng truy cập : | 564,083 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng dưa hấu vụ Tết
Để có trái dưa hấu to tròn, ngon và đẹp, thu hoạch đúng dịp Tết, người trồng cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu: tuyển trái, gieo hạt, độ chín khi thu hoạch, đảm bảo chất lượng sạch cho người tiêu dùng.
Dưa hấu là loại trái cây thường dùng quanh năm và cũng là loại quả không thể thiếu trong mâm ngũ quả chưng Tết theo phong tục của ông bà ngày xưa, với mong muốn năm mới luôn có những điều tốt đẹp, may mắn đến với gia đình. Vì vậy, ngoài chất lượng thơm ngon, người tiêu dùng còn quan tâm đến vẻ đẹp bên ngoài của dưa. Để có trái dưa hấu to tròn, ngon và đẹp, thu hoạch đúng dịp Tết, nông dân cần chú ý đến nhiều yếu tố trong kỹ thuật canh tác dưa hấu.
* Chăm sóc vụ dưa hấu phục vụ Tết:
- Dưa hấu là loại màu ngắn ngày dễ trồng, có thể trồng quanh năm. Tuy nhiên với điều kiện tự nhiên ở Đồng bằng sông Cửu Long, dưa hấu có thể trồng từ cuối mùa mưa cho đến hết mùa nắng (khoảng tháng 10 – tháng 4 âm lịch), chia làm 3 vụ là vụ dưa sớm, dưa Tết và dưa lạc hậu, trong đó dưa tết là vụ chính trong năm thường được trồng từ giữa tháng 10 âm lịch, thu hoạch trước Tết Nguyên Đán vài ngày.
- Ngoài đạt năng suất, trồng dưa hấu tết cần nhất là mẫu mã đẹp, trái to tròn đều, dòn ngọt. Để đạt được điều này việc chọn giống là rất quan trọng ; Theo kinh nghiệm của nông dân thì trồng vụ Tết nên chọn các giống như dưa hấu An Tiêm có sức sinh trưởng mạnh, dễ ra hoa, đậu trái, năng suất cao và phẩm chất tốt, trọng lượng trái 3 - 6 kg, năng suất 25 - 45 tấn/ha, hiện nay đã có các giống An Tiêm 94, An Tiêm 95, An Tiêm 98, An Tiêm 100; Hay như giống Tiểu Hắc Long vỏ đen, hạt lép, chất lượng ngon, ngọt, chưng lâu không bị úng, mỗi trái nặng từ 3 - 8kg nên được người trồng và người tiêu dùng ưa chuộng; Giống Hồng Cúc vỏ vàng thích hợp để người trồng sáng tạo nhiều hình dạng đẹp mắt, phục vụ thị hiếu người tiêu dùng.
- Về mật độ trồng, do dưa hấu là loại thân thảo, thân chính dài từ 1 – 6 m, nên khoảng cách giữa các liếp trồng từ 5 – 6m, bề rộng liếp từ 1 – 1,1 m, mật độ giữa cây với cây phải thưa để tiện lợi cho dây dưa bò và các công đoạn sửa dây tuyển trái sau này, liếp trồng cao 30 – 40m, đảm bảo thoát nước tốt vì dưa hấu chịu úng rất kém.
- Về chế độ chăm sóc sau khi gieo hạt: từng giai đoạn cây dưa hấu cần lượng nước khác nhau, từ giai đoạn xuống giống đến khi ra hoa, từ khi gieo hạt đến 20 – 25 ngày sau nên tưới nước thật đều, đối với những ruộng khôngcó màng phủ thì ngày tưới 2 lần. Giai đoạn dưa mang trái thì tăng lượng nước lên và tùy vào điều kiện từng vùng. Về phân bón, nếu có màng phủ nên bón phân lót liếp, ví dụ chúng ta sử dụng 100kg phân tổng hợp NPK, thì bón lót trước 50kg, còn lại thì bón thúc cho trái phát triển”.
- Sửa dây là một kỹ thuật cần thiết trong việc trồng dưa hấu, bà con cần điểu chỉnh cho các dây bò song song nhau theo thứ tự thẳng góc với hàng trồng, không để dây quấn chồng lên nhau, gây khó khăn trong việc tuyển trái và ảnh hưởng khả năng quang hợp của cây, tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Các rẫy dưa hiện đang kỳ cho trái, đây là thời gian bà con bắt đầu công đoạn tuyển trái, để cho trái dưa to, tròn đều thì mỗi dây chỉ để lại một trái trên dây chính. Việc tuyển trái sẽ được tiến hành khoảng 40 – 45 ngày sau khi gieo hạt. Đây là công đoạn quan trọng, quyết định đến chất lượng mẫu mã của trái dưa hấu tết. Ở giai đoạn khi trái bằng trái chanh hoặc lớn hơn, khoảng 30 – 35 ngày sau khi trồng, đây là giai đoạn quyết định để tuyển trái. Cách chọn là khi dưa hâu chấm nụ, bà con nên để lại 2 trái/dây, khi trái bằng trái chanh thì tuyển lại lấy 1 trái/dây, tránh trường hợp mình để trái lớn quá mình tuyển thì làm yếu dây dưa. Chọn trái xong cần chỉnh sửa cho trái nằm ngay ngắn, lót bên dưới trái bằng rơm hoặc lá chuối, giai đoạn trái khoảng 2 – 3 kg mình sửa thêm lần nữa, thì sẽ có được trái dưa hấu như ý.
- Theo các nhà khoa học khuyến cáo dưa hấu được thu hoạch khi có độ chín 80-90%, tức là khoảng 60-70 ngày sau khi trồng, tuỳ điều kiện vận chuyển đến thị trường tiêu thụ xa hay gần. Cần ngưng nước 4-5 ngày trước khi thu hoạch giúp dưa ngon ngọt, để được lâu và ít bị bể khi vận chuyển. Việc ngưng tưới phân và phun thuốc 10 ngày trước khi thu hoạch nhằm bảo đảm phẩm chất dưa sạch cho người tiêu dùng.
44638-ntm.002185_ky-thuat-trong-dua-hau-vu-tet.pdf