Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 6943
Tổng truy cập : 188,512

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng gấc cho ra nhiều trái

Gấc loại quả nhiều vitamin A được sử dụng làm thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho con người, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều thì đòi hỏi nhu cầu cung cấp cũng phải cao. Bài viết hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng gấc cho ra nhiều trái mang lại hiệu quả năng suất cao.


Kỹ thuật trồng gấc cho ra nhiều trái

 

Gấc loại quả nhiều vitamin A được sử dụng làm thực phẩm cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào cho con người, nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều thì đòi hỏi nhu cầu cung cấp cũng phải cao.

Thời vụ gieo trồng

Thời vụ gieo trồng gấc là thời điểm tháng 2 dương lịch, cách thức trồng gấc có hai cách: Dùng hạt gieo cho hạt nẩy mầm rồi trồng hoặc sử dụng dây gấc bánh tẻ trên những cây sai trái để làm giống rồi giâm cành xuống đất.

Chọn hạt giống

Là khâu quan trọng hàng đầu trong kỹ thuật trồng gấc hộ nông dân cần chọn loại hạt giống có chất lượng cao từ những giống gấc to tròn và có hạt chín đỏ đều hạt. Chẻ đôi quả gấc lấy phật hạt rửa sạch mang đi phơi khô trước khi gieo trồng.

Gieo hạt

Sau khi phơi hạt gấc khô bạn hãy bóc hết lớp vỏ đen bên ngoài ra chỉ để lại nhân trắng bên trong. Cho hạt gấc vào ngâm trong nước ấm sau vài giờ đồng hồ rồi vớt ra là có thể mang hạt để đi gieo.

Nhầm tạo điều kiện cho hạt gấc nẩy mầm tốt thì nên sử dụng đất thịt nhẹ có pha lẫn mùn để gieo hạt, cách gieo hạt gấc như sau. Cho đất vào bầu ươm rồi tiến hành gieo hạt phủ lên trên hạt một lớp đất mỏng bên trên được che phủ có tưới nước đảm bảo độ ẩm cho đất, đặt bầu ươm vào nơi có ánh sáng đèn và tầm 6-7 ngày sau hạt sẽ bắt đầu nảy mầm. Khi hạt nẩy mầm vẫn tưới nước thường xuyên di trì độ ẩm để gấc phát triển cây con nhanh lớn. Khi cây đạt được chiều cao từ 70-80 cm thì cây bắt đầu ra tua cuốn bạn nên cắm một cái que dài để làm giá cho cây gấc leo lên. Sau đó vài ngày bạn có thể mang cây ra vườn để trồng.

Trồng cây con

Trồng cây gấc đúng kỹ thuật đạt năng suất cao thì phần hố trồng nên đào sâu 40-60cm bón 300g-1kg vôi vào 1 hố. Bón vôi vào đáy hố rồi bạn cần bón thêm 20-30 phân ải cùng với mùn đất. Bón lót cho cây 30-50 g Furadan 2HO, 5g-0,6kg super lân mục đích phòng ngừa sâu  bọ phá hoại cho cây trồng.

Khi cây phát triển đạt chuẩn có thể mang ra vườn trồng với mật độ là 4-6 mét trồng 1 cây. Sau khi trồng chừng khoảng 4-5 ngày gấc bắt đầu phát triển mạnh và bắt đầu có tán leo cao, lúc này cần làm dàn để cây bò lên, tốt nhất nên làm giàn ngang cứ như vậy cây sẽ cho trái sai. Dàn gấc nên làm giàn kiên cố sau khi trồng 2 tháng gấc bất đầu cho ra hoa

Gấc là giống cây đơn tính thụ phấn nhờ côn trùng cho nên việc thụ phấn nhân tạo bổ trợ cho gấc là điều vô cùng cần thiết. Cách thực thực hiện thụ phấn cho gấc như sau, bạn sử dụng bông ướt lấy phấn bên trên đầu nhị của hoa đực rồi bôi lên nhụy của cây hoa cái. Thực hiện thụ phấn vài ngày sau quả non sẽ có hình dáng xù xì với nhiều gai nhỏ, đến khi nào gấc không ta hoa nữa tiến hành cắt tỉa bỏ bớt đi một vài nhánh con để cây không ra hoa nữa mà tập trung vào đó để nuôi quả. Thời điểm chừng 2 tuần sau quả gấc sẽ to dần và có kích thước đường kính cũng lớn dần chừng khoảng 10 cm. Gấc bắt đầu chuyển từ màu xanh sang hơi vàng và sau đó chuyển sang màu vàng cam rồi chín đỏ, lúc này bạn có thể thu hoạch được rồi đó

Phòng ngừa sâu bệnh cho cây gấc

Những bệnh thường gặp trên cây gấc đó chính là bọ dừa, ruồi ăn trái, sâu gây bệnh sương mai cho cây, đốm lá, cháy lá. Để phòng ngừa sâu bệnh bạn nên vệ sinh cỏ dại thường xuyên, cắt tỉa hết nhừng cành lá cây bị sâu bệnh. Bắt sâu gây hại, phun thuốc BVTV để diệt trừ sâu bệnh.

12647-ntm.003210---ky-thuat-trong-gac-cho-ra-nhieu-trai.pdf