Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 471
Tổng truy cập : 562,639

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng giống cà chua chất lượng cao HT109

Giới thiệu đặc điểm của giống cà chua HT109 và hướng dẫn sử dụng cùng yêu cầu kỹ thuật đối với việc trồng và chăm sóc giống cà chua HT109.


Giống cà chua HT109 do PGS.TS Nguyễn Hồng Minh và cộng sự Trung tâm Nghiên cứu & phát triển giống rau chất lượng cao, Học viện Nông nghiệp Việt Nam chọn tạo và phổ biến thành công ra sản xuất đại trà.

 1. Đặc điểm chính

Cà chua HT109 là giống lai F1. Kiểu hình sinh trưởng bán hữu hạn. Cây cao trung bình 110 - 120cm. Thời gian sinh trưởng 140 - 150 ngày. Năng suất trung bình 55 - 60 tấn/ha. Thâm canh tốt có thể đạt 65 tấn/ha. 

Ưu điểm hơn hẳn của cà chua HT109 so với các giống nhập ngoại ở là: Khả năng chịu nóng cao (mức 2+). Chống chịu tốt với bệnh héo cây và virus vàng xoăn lá. Cây sinh trưởng khoẻ. Nhiều hoa, sai quả. Nhanh cho thu hoạch (sau trồng 65 - 68 ngày cho thu lứa quả đầu). Chăm sóc đúng kỹ thuật sẽ cho thu quả kéo dài 45 - 55 ngày. Quả chín nhanh. Khi chín quả có màu đỏ tươi. Dạng quả tròn, hơi thuôn. Trọng lượng bình quân/quả đạt 90 - 95g. Cà chua HT109 là giống chất lượng cao, thịt quả dày, chắc, mịn, khô ráo, hương thơm, vị ngọt dịu, chín không bị nứt quả, rất thuận lợi cho vận chuyển tiêu thụ xa. 

2. Hướng sử dụng và yêu cầu kỹ thuật

Vụ hè thu (vụ sớm): Gieo hạt từ 24/7 - 2/9. Trồng ra ruộng sản xuất từ 17/8 - 26/9. 

Vụ đông: Gieo hạt từ 8 - 26/9. Trồng ra ruộng sản xuất từ 3 - 23/10. 

Vụ xuân hè: Gieo hạt từ 12/1 - 1/3. Trồng ra ruộng sản xuất từ 11/2 - 26/3.

Mật độ trồng: Trồng hàng đôi, luống rộng 1,5m (tính từ tâm rãnh). Hàng cách hàng 55 - 60cm. Cây cách cây 45 - 50cm. Trồng hàng đơn, luống rộng 90 - 100cm. Trồng cây cách cây 35 - 40cm. Ở thời vụ gặp mưa độ ẩm ruộng quá cao, cần áp dụng kỹ thuật trồng cà chua trên nền đất ướt. 

Phân bón/sào Bắc bộ: Phân chuồng thật hoai mục 4 - 5 tạ (nếu có ít hoặc không có phân chuồng cần bổ sung hoặc thay thế bằng 70 - 90kg phân hữu cơ vi sinh). NPK (13:13:13) 20 - 25kg, supe lân 13 - 15kg, đạm (urea) 7 - 9kg, kaliclorua 6 - 8kg. Phân bón vi lượng theo chỉ dẫn trên bao gói.  

Các đợt bón: Bón lót toàn bộ phân chuồng/phân hữu cơ vi sinh.

Các phân hoá học còn lại, chia nhỏ bón thúc cân đối cho cà chua vào các đợt sau: Thúc lần 1 khi cây bén rễ hồi xanh (7 - 8 ngày sau trồng). Thúc lần 2 khi cây ra hoa, kết hợp với vun gốc (25 - 28 ngày sau trồng). Thúc lần 3 quả lớn (50 - 60 ngày sau trồng). Ngoài ra cần bón thúc sau mỗi đợt thu quả. 

Chú ý: Trong vụ sớm, khi cây chưa ra hoa rộ không nên bón thúc mạnh. Khi cây đã bắt đầu vào quả cần gia tăng phân bón kịp thời. 

Khi thu quả kéo dài lượng phân bón có thể vượt cao hơn với số lượng nêu ở trên. 

Thuốc phòng trừ sâu bệnh: Sherpa, Desls, trừ sâu vi sinh (trừ sâu và vẽ bùa lá). Zineb, Boodo, Daconil, Alilate... (phòng trừ các bệnh nấm). Cần phun thuốc vào gốc cây và lá, phun phòng trừ kịp thời, nhất là sau các đợt mưa.

Tốt nhất luân canh cà chua với cây trồng nước hoặc các cây khác họ cà (ớt, khoai tây, cà bát, cà pháo, thuốc lá, hướng dương...). Xử lý đất bằng vôi bột hoặc Vibam 3 - 4kg/1 sào Bắc bộ. 

Một số biện pháp khác: Ngắt bỏ các mầm nhánh phát sinh ở thân gốc. Để một nhánh chính và một nhánh phụ dưới chùm hoa cho phát triển thành hai thân. Cắt bỏ các lá già ở đoạn gốc. Tưới nước đầy đủ. Thoát nước tốt sau mưa. Làm giàn chắc chắn. 

Chú ý nếu sử dụng chế phẩm kích thích đậu quả trên cà chua HT109 cần pha loãng hơn (bằng khoảng 40%) so với các giống ngoại nhập. - Các địa phương đã trồng thành công Ggống cà chua HT109 là Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam...

 

ky-thuat-trong-giong-ca-chua-ht109.pdf