Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 2223
Tổng truy cập : 48,055

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng giống lúa lai F1 PAC 807

Giới thiệu đặc tính giống lúa lai F1 PAC 807. Hướng dẫn kỹ thuật trồng: ngâm ủ giống, lên luống gieo mạ, cấy và chăm sóc ruộng lúa, sạ và bón phân ruộng sạ, phòng trừ sâu bệnh, tưới tiêu và thu hoạch giống lúa PAC 807.


 

1. Đặc tính giống:

- Là hai giống lúa lai. Giống PACIFIC 807 có nguồn gốc Ấn Độ, giống HR 641 do Công ty lai tạo

- Thấp cây 85 - 95 cm, chống đổ ngã tốt, đẻ nhánh khỏe, bông to, đạt 160 - 170hạt chắc/ bông, trọng lượng 1000 hạt (P1000) 24 gam.

- Hạt gạo nhỏ, dài, không bạc bụng, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Cơm nở mềm, ngon.

- Có thể trồng được quanh năm, thời gian sinh trưởng: 85 - 95 ngày (tùy theo thời vụ và vùng gieo xạ).

- Chống chịu tốt bệnh đạo ôn, rầy nâu vàng bệnh vàng lùn xoắn lá. Năng suất 7 - 8 tấn/ha, cao hơn lúa thuần 10 - 15% (nếu thâm canh tốt có thể đạt 10 - 11 tấn/ha).

 

2. Ngâm ủ giống:

- Lượng giống cần cho 1 ha cấy 18 - 20 kg, lúa sạ 35 - 40 kg.

- Chú ý ngâm ủ thật cẩn thận. Ngâm 15 giờ, thay nước 1 - 2 lầnsau đó vớt ra rửa sạch, để ráo nước, ủ trong 24 giờ (vụ HT), 36 giờ (vụ ĐX) ở nhiệt độ 30 – 35 0 C. Không ủ lớp quá dày, nền phải thoát nước tốt. Rửa nước sạch, xả chua sau mỗi 8 giờ/lần. Hạt vừa nứt nanh là gieo, cần giữ hạt ráo nước vỏ để hạt rớt đều.

 

3. Gieo mạ:

- Lên luống mạ rộng 1,2 - 1,5 m, bằng phẳng, ráo nước. Gieo với mật độ 1kg/ 20m2. Phun thuốc cỏ Sofit rồi giữ ruộng ẩm, không bị ngập nước để cây mạ mọc khỏe, cứng cây.

- Bón phân ruộng mạ: lượng phân dùng cho 1000m2 mạ là 20kg DAP + 8kg Urea + 5kg KCl. Bón làm 3 lần:    + Bón lót trước khi gieo 20kg DAP.

                                    + Bón thúc 8 ngày sau gieo (NSG): 5kg Urea + 5kg KCl.

                                    + Bón tiễn chân mạ trước khi nhổ cấy 3 - 4 ngày: 3kg Urea.

 

4. Cấy và chăm sóc ruộng cấy:

- Khoảng cách cấy: tùy thời vụ, độ phì đất, khoảng cách cấy trung bình 20cm x 20cm, 1 - 2 tép/ 1 bụi.

- Tuổi mạ: vùng đồng bằng cấy khi mạ được 18 - 20 ngày tuổi, Tây Nguyên cấy khi mạ được 25 -28 ngày tuổi.

- Bón phân: lượng phân dùng cho 1 ha 500kg vôi tôi bón sớm trước khi cày hoặc xới đất, 5 tấn phân chuồng hoai bón lót trước khi cấy và phân hóa học: 200kg DAP + 180kg Urea + 180kg KCl chia ra bón như sau:  

            + Bón lót          : 200kg DAP cùng với phân chuồng.

            + Bón thúc 1    : 80kg Urea + 50kg KCl, bón lúc 08 - 10 ngày sau khi cấy.

            + Bón thúc 2    : 60kg Urea + 70kg KCl, bón lúc 18 - 20 ngày sau khi cấy.

            + Bón thúc 3    : 40kg Urea + 60kg KCl, bón lúc 30 - 35 ngày sau khi cấy.

 

5. Sạ và bón phân ruộng sạ:

- Nên xạ theo hàng vừ tốn ít giống, vừa dễ chăm sóc, kiểm soát sâu bệnh hiệu quả cao.

- Lượng phân và cách bón cho ruông sạ như sau:

            + Bón lót trước khi sạ                      : 200kg DAP và phân chuồng hoai.

            + Bón thúc lần 1 (08 - 10 ngày sau sạ): 40kg Urea + 40kg KCl.

            + Bón thúc lần 2 (18 - 20 ngày sau sạ): 80kg Urea + 60kg KCl.

            + Bón thúc lần 3 (30 - 32 ngày sau sạ): 40kg Urea + 30kg KCl.

            + Bón thúc lần 4 (45 - 50 ngày sau sạ): 20kg Urea + 50kg KCl.

 

6. Phòng trừ sâu bệnh:

- Chú ý phòng trừ các loại sâu bệnh thông thường theo phương pháp IPM và ICM.

 

7. Tưới tiêu:

- Với lúa cấy: cần duy trì lớp nước ổn định khoảng 5cm (3 - 7 cm).

- Với lúa sạ: sau sạ 5 - 7 ngày, cho nước vào lấp sấp mặt ruộng rồi tăng dần theo chiều cao cây mạ đến mức nước ổn định khoảng 5cm.

- Khi lúa chín vàng đuôi thì rút cạn nước để tiện việc thu hoạch.

 

8. Thu hoạch:

- Khi lúa chín vàng đuôi thì rút cạn nước để tiện việc thu hoạch.

Ghi chú: Vì là hạt giống lai bà con không tự để giống cho vụ sau.

 


95437-ntm.00300_ky-thuat-trong-lua-lai-pac807.pdf