Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1767 |
Tổng truy cập : | 559,658 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng gừng
Giới thiệu các chú ý trong kỹ thuật trồng gừng: thời vụ trồng, đất trồng, chuẩn bị hom giống, phân bón, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phân bón, phòng trừ sâu và bệnh hại.
Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5); ở miền Bắc là vào mùa Xuân (từ tháng 1 đến cuối tháng 4, đầu tháng 5).
1. Thời vụ trồng
Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4-5); ở miền Bắc là vào mùa Xuân (từ tháng 1 đến cuối tháng 4, đầu tháng 5).
2. Đất trồng
Cây gừng có thể trồng được ở nhiều loại đất: đất ẩm, đất xấu, dưới tán cây… Để gừng cho năng suất cao nên trồng ở những nơi có lớp đất mặt dày và có khả năng thoát nước.
Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa kỹ cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học ,.. lên luống cao và đào rãnh thoát nước.
3. Chuẩn bị hom giống
- Cách chọn gừng giống: chọn củ già (ruột củ có màu vàng sậm, phía trên đỉnh sinh trưởng của củ gừng có eo thắt lại), kích cỡ trung bình, không sây sát, không sâu bệnh và có nhiều mầm.
- Dùng dao sắc để cắt hom, mỗi hom có ít nhất 3 - 4 mắt, vết cắt nhẵn, cắt xong phải chấm ngay vết cắt vào tro bếp.
- Sau cắt hom 4 - 6 tiếng, xếp đều trên các khay, dưới lót bao, trên phủ bao ẩm. Sau 2-3 ngày dùng rơm rác mục sạch phủ kín, tưới ẩm và che kín để khoảng 1-2 tuần. Sau 10-15 ngày các hom gừng nhú mắt, ta có thể đem trồng.
Hom giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,.. để phòng và diệt nấm bệnh.
4. Phân bón
Lượng phân bón cho 1 ha: 5 - 10 tấn phân chuồng + 80 kg phân lân + 100 kg phân kali.
Cách bón: bón lót toàn bộ phân chuồng; phân lân và kali được bón thúc làm 2 lần.
Bón thúc lần 1: sau trồng 1 tháng, bón ½ lượng phân lân + ½ lượng phân kali
Bón thúc lần 2: sau trồng 2 - 3 tháng, bón nốt lượng phân còn lại .
Chú ý: Nếu trồng gừng để làm giống thì ngưng bón phân ở giai đoạn gừng đã được 6 tháng tuổi. Không được lạm dụng phân vô cơ quá nhiều, gừng sẽ dễ phát sinh bệnh. Đối với phân hữu cơ vi sinh có thể tăng liều lượng lên, bón càng nhiều càng tốt, không có hại cho cây gừng.
5. Kĩ thuật trồng
Nên đánh luống rộng 1,2 - 1,5m, cao 35 - 40cm.
Hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 20 cm
Mỗi hốc đặt một hom, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (nếu có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên, sau đó phủ kín 1 lớp rơm rạ dày vừa giữ ẩm cho đất, vừa hạn chế cỏ dại mọc.
6. Chăm sóc
Thường xuyên tưới đủ ẩm, không để đất khô gừng kém phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh, đặc biệt là bệnh thối củ, ở một số thời điểm nhất định cần phải cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của bệnh.
Giai đoạn 25 - 30 ngày sau khi trồng tiến hành làm cỏ kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các tháng sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây gừng thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc, không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
a. Sâu hại:
Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa.
Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan, Kinalux,…
Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 - 2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời.
b.Bệnh hại:
- Bệnh cháy lá:
Bệnh do nấm Fusarium gây nên, vết bệnh thường xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây.
Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score,..
- Bệnh thối củ:
+ Thối xanh: Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng. Đây là dạng thối do vi khuẩn sống trong môi trường đất và lây lan qua các vết thương của côn trùng tấn công, bệnh rất khó trị và lây lan rất nhanh nên phải có biện pháp phòng ngừa.
Phòng trừ: Vệ sinh đồng ruộng, tiêu huỷ nguồn dư thừa thực vật của vụ trước; khi phát hiện có triệu chứng cây bị bệnh cần tách củ bệnh ra khỏi ruộng ngay, xử lý vôi bột để dập bớt tác nhân lây lan; không bỏ cây bệnh gần nguồn nước tưới để tránh lây lan; tăng cường bón phân hữu cơ giúp tăng khả năng chống chịu cho cây; luân canh cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn.
Có thể ngừa bệnh trong giai đoạn đầu bằng cách tưới thuốc Copper Zinc với liều cao vào gốc hoặc rải vào đất (chú ý nếu cây gừng còn nhỏ mà sử dụng liều cao cũng sẽ gây ảnh hưởng cho cây). Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,.. kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide,…;
+ Thối vàng:
Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tóp lại, có phủ lớp tơ màu trắng. Bệnh xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài.
Phòng ngừa: trước khi trồng cần phải phơi đất để diệt mầm sâu bệnh và tưới chế phẩm Tricô có chứa nấm Trichoderma để khống chế mầm bệnh. Chú ý không để đất bị ngập nước, phun ngừa tuyến trùng và các côn trùng tấn công.
Phòng trị: sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,…
8. Thu hoạch và bảo quản
Sau trồng 5 - 6 tháng, hoặc 7 - 8 tháng (nếu khí hậu mát) có thể thu hoạch củ để bán. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng.
Khi quan sát thấy ruộng gừng có lá vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, cây rũ xuống thì thu hoạch được, khi đó vỏ củ màu xám, ruột củ màu vàng sậm.
Nếu diện tích ít, đất nhẹ có thể cuốc cách gốc 20 - 25 cm. Nếu diện tích nhiều có thể dùng bò cày dọc theo luống. Sau đó nhổ cả bụi (nhổ nhẹ để tránh đứt gãy củ), rũ sạch đất, cắt bỏ phần thân để làm phân, phần củ mang về để nhẹ nhàng và rải đều nơi khô ráo, thoáng mát.
Các củ giống cần được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô hoặc cát khô dày 1 - 2 cm
41950-ntm.00396_ky-thuat-trong-gung.pdf