Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 555 |
Tổng truy cập : | 562,878 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu
Chia sẻ những kinh nghiệm về kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu: kích thước chậu hoa, cách trồng trong chậu, cách chăm sóc, bón phân, tưới nước, tỉa cành, tỉa nụ
1. Kỹ thuật trồng hoa hồng trong chậu
Đối với hoa hồng được trồng trong chậu khi đó ta phải có các cách riêng chắm sóc đặc biệt.
- Kích thước chậu hoa: cao cỡ 30 cm, rộng 40 cm. Nếu là chậu men, chọn chậu cỡ số 4. Đất phải thóat nước. Chậu phải đục to ở dưới đáy để tránh úng rễ. Chậu cần kê cao hơn mặt đất một chút. Đất để trồng hoa hồng gồm các thành phần như sau: 50% Đất sạch; 10% phân tổng hợp đã qua xử lý; 40% đất phù sa. Tất cả được trộn đều rồi đổ vào chậu khoảng 2/3. Dưới đáy lót một ít sỏi nhỏ để chêm trên lỗ thông nước.
- Cách trồng trong chậu: trồng cây hồng vào giữa và thêm đất 8/10 độ cao của chậu. Khi trồng tay trái giữ cây, tay phải lấp đất nhẹ vào xung quanh gốc, ấn nhẹ tay cho cây đứng, tránh làm đứt rễ cây, trồng xong tưới thật đẫm nước. Sau đó đem phơi nắng dần dần, cuối cùng đem phơi ra ánh sáng 100%.
2. Cách chăm sóc:
Bón phân: hoa hồng là loại cây phàm ăn và có khả năng ra hoa quanh năm nên việc bón phân lót trước khi trồng là rất quan trọng, cần phải thường xuyên bón thúc sau mỗi đợt thu hoạch hoa. Lượng phân lót cho 1 ha: 30 tấn phân chuồng + 300 kg đạm + 400 kg lân+ 400kg vôi bột + 300 kg Kali. Bón phân định kỳ mỗi tháng 1 lần: ngâm khô dầu, phân bắc, đậu tương pha loãng với nước để tưới cho hồng. Xới xáo đất quanh gốc hồng, cách gốc khoảng 10- 20 cm, cho phân vào và lấp đất lại.
Tưới nước: ngày tưới 1 – 2 lần vào lúc sáng sớm hay chiều mát. Hoa hồng cần rất nhiều nước nên trước khi cắt hoa cũng nên tưới nhiều. Sau khi bón phân cũng phải tưới nước vì nếu để khô cây có thể bị ngộ độc phân bón và lụi dần. Tuy nhiên nếu nước bộ ứ đọng ngập gốc, rễ hồng sẽ không hút được dinh dưỡng, tích tụ nhiều chất khí độc như CH4 , CO2 làm thối rễ.
Tỉa cành, tỉa nụ: thường xuyên cắt tỉa nhánh khô, những cành ốm yếu không còn lá, lá vàng úa, sâu bệnh để cây thông thoáng quang hợp dễ dàng. Hồng sinh trưởng phát triển mạnh, sau cắt tỉa 15 ngày đã bắt đầu ra nhánh khác. Cần tỉa bớt hoa thứ cấp để hoa chính thật to. Mỗi nhánh hồng cho cần để 1 hoa to là đủ vì cây hồng có 6 – 7 nhánh sẽ cho 6 – 7 hoa đẹp. Sau mỗi năm nên đốn phớt và vài ba năm lại đốn đau 1 lần (cắt sát gốc để chồi mọc lên).
49524-ntm.00956_ky-thuuat-trong-hoa-hong.pdf