Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1564 |
Tổng truy cập : | 564,980 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng măng Điền Trúc
Hướng dẫn bà con quy trình kỹ thuật trồng cây măng Điền Trúc: đặc tính sinh thái, kỹ thuật trồng, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch
Tre điền trúc - Sinocalamus sternoauritus W.T.Lin, là loại tre chuyên dùng để kinh doanh măng, giống được nhập từ Quảng Tây, Trung Quốc. Tre điền trúc trồng nhân giống và trồng thu hoạch, sản phẩm được phát triển rộng ở nhiều tỉnh trong nước.
Tre-trúc nói chung, cũng như tre điền trúc nói riêng là loại cây đa tác dụng, ngoài cho ra các sản phẩm gia dụng, được chế biến từ thân tre như tăm, đũa, ván ép, bột giấy... Măng còn là sản phẩm rau sạch có hàm lượng lipit, protid,axit amin cao, chất xơ hợp lý, ngay cả lá của chúng cũng được sử dụng gói bánh và chiết suất chế biến để sử dụng cho nhiều mục đích ở các nước có nền công nghệ sinh học phát triển cao như: Nhật, Đài Loan, Singapore...
1. Đặc tính sinh thái:
Là loại tre có thân mọc cụm, nhưng xa cây mẹ hơn các loại khác, thân không có gai, thẳng, thành vách dầy, lá to, nhẵn, thân cao từ 7-8m, đường kính 9-12cm, măng to, lớp mỏng, vị ngọt dịu và không đắng, ăn tươi được, nhưng khi chế biến màu không đẹp (hơi tím).
Điền trúc thích hợp trên nhiều loại đất và khí hậu khác nhau, nhưng phát triển tốt trên tầng đất dầy, khí hậu ẩm, đất không bị ngập úng.
Là loại cây ưa sáng, độ cao thích hợp 600m so mức nước biển, khả năng phân bổ và thích nghi ở biên độ rộng.
2. Kỹ thuật trồng:
Trồng vào đầu mùa mưa. Nên trồng những nơi có độ dốc dưới 30o, làm đất toàn diện, đào hố 60cm x 60cm x 60cm, tùy mục đích kinh doanh và đầu tư mà chọn mật độ trồng khác nhau:
Khoảng cách trồng: 4m x 5m (500cây/ha)
Khoảng cách trồng: 5m x 5m (400cây/ha)
Khoảng cách trồng: 6m x 5m (333cây/ha)
Bón lót phân chuồng từ 10-25kg/hốc, lấp đất ½ hố, đảo đều hỗn hợp.
Giống có thể trồng bằng gốc, lấy từ bụi đi trồng tỷ lệ sống thấp, ươm cây trong bầu cho rễ phát triển mới đưa đi trồng tỷ lệ sống cao.
Đặt cây vào giữa hố, xé bỏ túi bầu, lấp đất mặt, nén chặt, phủ rơm rạ để giữ ẩm cho cây. Nếu trong lúc trồng không có mưa, cần tưới nước cho cây vài lần.
3. Chăm sóc:
Năm thứ nhất: Sau khi trồng 2-3 tháng, tiến hành trồng dậm những hốc chết cây, làm cỏ vun gốc, đường kính từ 80 x 100cm.Lần 2: Sau 3 tháng, làm cỏ vun gốc, bón thêm mỗi hốc 50-100g phân NPK.
Năm thứ hai: Phát dọn, làm cỏ vun gốc 3-4 lần/năm, đường kính từ 80 x 120cm.
Bón phân: Phân chuồng 15 - 20g/gốc, phân NPK: 200 - 300g/gốc. Chia làm 2 lần bón.
Các năm sau chăm sóc và bón phân tăng lên, phân chuồng 30 - 50g/gốc, phân NPK: Từ 0,5 đến 1kg/gốc. Chia làm 4 lần bón.
4. Phòng trừ sâu bệnh:
Không nên thả gia súc, gia cầm vào rừng tre mới trồng.
Sâu: Sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật như Peran, Padane, Regent...
Khi nấm bệnh tấn công gây thối măng, ta nên vệ sinh sạch xung quanh gốc măng, sau đó rắc vôi bột xử lý.
5. Thu hoạch:
Thu hoạch măng: Vỏ măng chưa ra khỏi mặt đất có màu vàng nâu. Thịt măng non chất lượng tốt. Khi măng mọc lên khỏi mặt đất thì vỏ măng sẽ chuyển màu xanh lục, thịt măng sẽ bị lão hoá chất lượng măng giảm, do vậy ta nên phủ một lớp đất tơi xốp dày 15-30cm, khi măng nhú lên khỏi lớp đất phủ thì thu hoạch. Nên thu hoạch măng vào lúc buổi sáng, dùng cuốc bới đất xung quanh cây măng và những mắt phía dưới, sau đó phủ đất lại như cũ.
Thu hoạch thân tre: Thường mỗi bụi chỉ để lại 1- 2 cây một tuổi để sinh măng cho vụ sau và cây 2 - 3 tuổi để bảo vệ bụi, còn những cây trên 3 tuổi thì khai thác thân, những cây 6 tuổi trở lên phải đào bỏ cả gốc cây, rồi lấp đất lại.