Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1685
Tổng truy cập : 565,198

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng măng tre

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng măng tre, cần lưu ý: giống, thời vụ, cách trồng, phân bón, thu hoạch măng, phòng trừ sâu bệnh


Cây tre, trúc là những cây lâu năm, thân cây được dùng làm nhiều việc như dụng cụ gia đình, xây dựng nhà cửa, chắn sóng bảo vệ đê…Mầm non gọi là măng dùng làm thực phẩm như một loại rau rất được ưa chuộng.

Cây tre thích hợp với nhiều điều kiện khí hậu, bộ rễ phát triển và ăn sâu, thích hợp với các loại đất, có khả năng chịu hạn và úng , trồng được ở nhiều nơi từ miền núi cao đến vùng đồng bằng.

1. Giống

Giống tre được trồng chủ yếu ở nhiều tỉnh phía Bắc và phía Nam hiện nay là giống Lục trúc nhập từ Đài Loan. Măng tre Lục trúc ăn ngon, mềm, có vị dịu ngọt, không đắng, có thể luộc , xào ăn ngay mà không cần ngâm nước. Ngoài ra còn có các giống Mạnh tông, Điền trúc, Bát độ, Mao trúc.

2. Thời vụ

Có thể trồng cây tre quanh năm, tốt nhất là vào đầu mùa mưa để cây mới trồng sinh trưởng thuận lợi.

3. Cách trồng

Dọn sạch đất trong mùa khô. Đầu mùa mưa lúc đất đủ ẩm thì đào hố trước khi trồng khoảng 1 tháng. Kích thước hố 50 x 50 x 50cm. Bón lót cho mỗi hố 10 kg phân hữu cơ hoai + 150 g NPK. Trộn đều phân với đất mặt đủ lấp đầy hố. Khoảng cách hố trồng có thể là 4 x 5m ( 500cây/1ha) hoặc 5 x 6m (330 cây/ha), tùy điều kiện đất và khả năng đầu tư.

Trồng cây con vào giữa hố, miệng bầu ngang mặt hố, nén chặt đất xung quanh rồi vun đất bằng mặt vườn. Tưới nước và ủ rơm rạ quanh gốc để giữ ẩm. Cây con trồng là cành chiết hoặc giâm hom.

Hàng năm làm cỏ bón phân 3 lần vào đầu, giữa và cuối mùa mưa. Mỗi năm một lần vun gốc cao 30cm, dùng rơm rạ khô phủ gốc và luôn giữ ẩm để măng mọc tốt. khi thu hoạch măng và bón phân nên cào đất ra để tránh nâng bụi cây.

4. Phân bón

Sau trồng 3 tháng nên bón phân tổng hợp NPK với số lượng 100 – 200g/hố, đào rãnh cách gốc 15 – 20cm, rải phân rồi lấp đất lại.

Từ năm thứ 2 trở đi, hàng năm vào đầu mùa mưa bón mỗi gốc 300 – 500g phân NPK, bón bổ sung thêm phân hữu cơ.

5. Thu hoạch măng

Khi mầm măng mới nhú khỏi mặt đất thì thu hoạch. Dùng dụng cụ moi đất xung quanh tới vị trí phình to nhất của gốc măng rồi lui lên phía ngọn khoảng 2cm là điểm cắt thích hợp nhất, không ảnh hưởng đến cây mẹ. Vết cắt không giập nát, cắt măng xong lấp đất lại ngay. Thời điểm thu hoạch măng nhiều vào tháng 8 – 9. Mỗi khóm tre chỉ nên để lại 4 – 6 cây to khỏe, có thân ngầm dưới đất.

6. Phòng trừ sâu bệnh

- Sâu hại

+ Bọ hung: Sâu non là con sùng. Đục gốc măng làm măng héo chết. Phòng trừ bằng đào bắt sâu non, đào bỏ tiêu hủy măng bị hại.

+ Sâu cuốn lá: Sâu non cuốn lá thành tổ nằm trong đó ăn lá. Phòng trừ bằng cách cắt lá bị hại để diệt sâu.

+ Ruồi xanh: Hút nhựa làm lá cây tre có những vệt trắng.

- Bệnh hại

+ Bệnh héo xanh do vi khuẩn, làm cây héo từ đọt trở xuống rồi chết. Phòng trừ bằng tưới các thuốc có gốc Đồng ( Kasuran, COC – 85, Đồng oxyclorua, Bordeaux) kết hợp vun gốc.

+ Bệnh sọc vàng: Phiến lá bị bệnh có những sọc vàng xanh xen kẽ nhau, thịt măng có những sọc màu nâu đen, măng hóa gỗ không ăn được, cây mẹ còi cọc. Phòng trừ bằng cách đào bỏ măng bị bệnh rồi rắc vôi, khử trùng dụng cụ trước khi sử dụng sang cây khác.

+ Bệnh gỉ ra sắt: Làm lá cây tre vàng và rụng sớm. Phòng trừ bằng cách ngắt bỏ lá tập trung tiêu hủy lá bệnh, thoát nước cho vườn, vun gốc và bón phân cho cây phát triển tốt.


396-ntm.001418_ky_thuat_trong_mang_tre.pdf