Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1350 |
Tổng truy cập : | 564,508 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng nhãn hương chi
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc nhãn hương chi bao gồm các bước: làm đất, đào hố, bón lót; thời vụ, mật độ, cách trồng; chăm sóc sau khi trồng
1. Nguồn gốc, đặc điểm giống
Nguồn gốc, đặc điểm: Là giống nhãn lồng Hưng Yên. Thời gian chín muộn, phân cành thấp (gọi là nhãn lồng chùm). Cùi khô ráo, độ đường cao. Được Viện nghiên cứu rau quả xác nhận là 1 trong 14 giống nhãn chất lượng cao.
2. Kỹ thuật trồng và chăm sóc
2.1 Làm đất, đào hố, bón lót
- Làm đất và đào hố: Làm sạch cỏ dại, đào hố theo kích thước: Rộng 70 cm; sâu 60 cm (vùng đồng bằng) Rộng 70-80 cm; sâu 100 cm (vùng đồi)
- Bón lót: Phân hữu cơ hoai mục: 20-30 kg/hố, Super lân: 0,7-1 kg/hố, Vôi bột: 0,3-0,5 kg/hố (Nếu không có phân chuồng thì bón thay bằng 5-7 kg phân vi sinh)
2.2. Thời vụ, mật độ, cách trồng
- Thời vụ: Vụ Xuân trồng từ tháng 2 đến tháng 4. Vụ Thu Đông trồng từ tháng 8 đến tháng 9.
- Mật độ, khoảng cách: Vùng đồi trung du, miền núi trồng với khoảng cách 7m x 7m (204 cây/ha) hoặc 7m x 8m (178 cây/ha). Trong điều kiện thâm canh có thể trồng với khoảng cách 5m x 5m (4.000 cây/ ha) hoặc 6m x 5m (300 cây/ha)
- Cách trồng:
Hố thường phải đào trước khi trồng khoảng 1 tháng. Trộn toàn bộ lượng phân ở trên với lớp đất trên mặt, sau đó cho xuống đáy hố, tiếp theo lấp đất thành ụ cao so với mặt hố 15- 20cm. Vét một hố nhỏ đặt bầu rồi lấp đất vừa kín bầu và nén chặt. Sau đó cắm cọc chéo chữ X vào cây và buộc để tránh làm lay gốc làm chết cây. Sau 1 tháng cây ổn định, rạch nilon cho vết ghép để cây phát triển.
3. Chăm sóc sau khi trồng
- Tưới nước: Sau khi trồng xong cần phải tưới nước ngay. Nếu trời nắng hạn tưới 1lân/ ngày đến khi cây hồi phục sinh trưởng. Sau đó tuỳ điều kiện sinh trưởng và thời tiết để tưới.
- Bón phân: Hàng năm cần bón thúc vào các thời điểm tháng 2-3, tháng 6-7, tháng 8-9. Trong đó đợt bón phân tháng 8-9 sử dụng loại phân hữu cơ.
Lượng bón như sau: Phân hữu cơ hoai mục: 5 - 10 kg/cây, Đạm Urê: 0,1-0,15 kg/cây, Super lân: 0,7-1 kg/cây, Kali: 5-10 kg/cây. Tuỳ theo tuổi cây, năng suất quả và loại đất mà lượng phân bón tăng lên cho phù hợp.
- Cách bón: Đào rãnh hoặc hốc rộng, sâu 15-20 cm xung quanh tán cây, rắc phân lấp đất, tưới đẫm nước.
- Cắt tỉa, tạo tán: Trong 2 năm đầu khi cây đạt 1-1,5 m cần bấm ngọn để tạo tán. Sau đó vào những năm thu hoạch cần tỉa bỏ bớt nhưng cành già, dưới tán bị sâu bệnh, cành vô hiệu, để tập trung dinh dưỡng nuôi cành hữu hiệu (cho quả).
- Phòng trừ sâu bệnh: Thường xuyên kiểm tra vườn cây, phát hiện sâu bệnh kịp thời. Sử dụng các biện pháp canh tác (xén tỉa cành lá sâu bệnh...) sử dụng các loại thuốc BVTV sinh học, thuốc hoá học ít độc, không dùng thuốc cấm và chú ý sử dụng thuốc theo nguyên tắc 4 đúng và chú ý một số loại sâu bệnh... Bọ xít, xén tóc nhện chích hút phun: Sherpa 25 EC; Trebon 2,5 EC; Dipterex 80 SP; Pegasus 500 EC; Padan 95 SP...
Phòng trừ dơi bằng căng lưới hoặc bọc chùm quả bằng giỏ tre...
Bệnh đốm lá, khô đầu lá cần phun: Rhidomil MZ 72 WP; Score 250 EC; Anvil 5 SC.
Ngoài ra có thể dùng Basudin 10 G để trị kiến, mối, bọ cánh cứng.
- Chú ý: Sử dụng thuốc theo nồng độ ghi ở nhãn thuốc
85456-ntm.001364_ky-thuat-trong-nhan-huong-chi.pdf