Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1746 |
Tổng truy cập : | 559,588 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng ổi
Bài trích giới thiệu một số điểm cần lưu ý trong kỹ thuật trồng ổi: Giống, Thời vụ, Chuẩn bị đất và hố trồng, Trồng cây, Chăm sóc, Bón phân, Phòng trừ sâu bệnh, Thu hoạch.
1. Giống:
Hiện nay có nhiều giống ổi như: ổi Bo, ổi xá lị, ổi mỡ, ổi đào, ổi nghệ; gần đây có một số giống mới không hạt như: ổi không hạt Đài Loan, ổi Phugi, ổi không hạt MT1…
2. Thời vụ:
Ở miền Bắc trồng chủ yếu vào vụ xuân hè (tháng 3 - tháng 5) và vụ hè thu (tháng 8 - tháng 10); ở miền Nam trồng vào đầu mùa mưa (tháng 5- tháng 6).
3. Chuẩn bị đất và hố trồng:
- Đất trồng: đất tơi xốp, thoáng, giữ nước tốt, tầng canh tác dày trên 50 cm; đặc biệt đất phù sa rất tốt cho cây ổi phát triển cho năng suất cao, quả ngon.
- Đào hố: đào hố và bón lót trước khi trồng 3-4 tuần; hố có kích thước 50 x 50 x 50 cm (dài x rộng x sâu); mật độ trồng hàng cách hàng từ 2,5-3,0 m; cây cách cây từ 2,5 - 3,0, tương đương 1.400 - 1.500,0 cây/ha.
4. Trồng cây:
- Trước khi trồng tỉa hết các mầm dại ở gốc (nếu có).
- Tháo, bỏ các vật liệu quanh bầu; đặt cây vào giữa hố, lấp đất ngập gốc ghép 5-10 cm; cắm cọc buộc giữ cây khỏi bị gió rung,tưới ẩm ngay cho cây.
5. Chăm sóc:
- Tạo tán: thường xuyên cắt tỉa bỏ mầm dại từ gốc ghép; khi cành ghép dài 40-50 cm bấm ngọn cho ra các cành cấp 2 và tiếp tục như thế cho cây ra cành cấp 3; mỗi cây để 8-10 cành ra đều các phía cho tán đẹp.
- Tưới nước: luôn đảm bảo độ ẩm cho cây ổi, khi gặp mưa lớn phải tháo hết nước ngay.
- Để quả: mỗi chùm hoa sau khi đậu quả chỉ để lại 1 quả/chùm.
6. Bón phân:
- Bón lót: mỗi hố bón từ 5 kg phân chuồng hoai mục + 1 kg phân hữu cơ sinh học HVP 401B + 100g vi lượng HVP Oganic + 0,5-1,0 kg lân super + 100g đạm urea + 100g kali + 0,5 kg vôi, đảo đều với đất bột (khoảng 2/3 độ sâu hố) đặt cây, sau đó cho đất bột lên trên dày từ 10-15 cm.
- Bón thúc: sau trồng một tháng, bón từ 0,1 - 0,2 kg NPK (16 – 16 -8)/cây; sau đó mỗi tháng bón từ 0,1-0,2 kg/cây. Khi cây mang trái bón NPK (20 – 20 - 15) bón mỗi tháng 0,2 – 0,3 kgđến khi quả bắt đầu chín.
- Sử dụng phân bón lá: Sau khi trồng khoảng 10 ngày có thể sử dụng HVP 6-4-4 K-HUMAT phun và tưới gốc 2 lần mỗi lần cách nhau 7 -10 ngày giúp cây phục hồi nhanh sau trồng. Sau đó phun HVP 1001.S (16-16-8) để cây ra nhiều nhánh và dưỡng lá. Sau trồng khoảng 6 – 12 tháng tùy giống (lúc bấm ngọn để kích thích cây ra hoa) phun HVP 1601 (10 – 50 - 10) 2 lần mỗi lần cánh nhau 7 – 10 ngày.
7. Phòng trừ sâu bệnh:
Không được tưới phân tươi, nước đã bị ô nhiễm cho cây để chống các bệnh chết cây; khi xuất hiện bọ nẹt, rệp, sâu ăn lá, dòi đục quả thì phun Sherpa 0,2-0,3%, Trebon 0,2%, hoặc bẫy bả sinh học như Vizubon,...; phòng bệnh sương mai,đốm quả thì phun Ridomil 0,2%, Anvil 0,2%; có thể phòng bệnh hại và làm cho màu sắc quả đẹp bằng cách bao quả bằng túi polyetylen hoặc các vật việu khác.
8. Thu hoạch:
Khi quả to đẫy, màu xanh chuyển sang sáng thì thu hoạch. Nên thu vào buổi sáng. Trước khi thu 10-15 ngày không nên phun thuốc bảo vệ thực vật.
19438-ntm.00381_ky-thuat-trong-oi.pdf