Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1619 |
Tổng truy cập : | 558,937 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng su hào
Giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng su hào tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm chi phí cho gia đình
Kỹ thuật trồng su hào
Su hào có 2 loại là su hào xanh và su hào tím. Su hào chứa nhiều chất xơ tốt cho hệ tiêu hóa, đây là cây trồng tương đối dễ trồng và dễ chăm sóc, có thể trồng với diện tích rộng và tự trồng su hào tại nhà để cung cấp thực phẩm sạch và an toàn, tiết kiệm kinh phí cho gia đình.
Địa điểm trồng su hào phải ở nơi có nhiều ánh sáng, thoáng mát, vùng đất không bị trũng nước hay quá khô cằn. Khi gieo trồng su hào, bạn cần phải trồng trên đất tơi xốp, đất thịt nhẹ hoặc đất pha cát, đất giàu dinh dưỡng và thoát nước tốt cho cây su hào phát triển.
Nếu trồng su hào trong xô chậu hoặc thùng xốp thì phải chọn loại chậu có độ sâu và rộng để đảm bảo củ su hào được phát triển tốt nhất. Khi trồng rau su hào vào thùng xốp bạn chỉ nên trồng 2 - 3 cây nếu thùng xốp to, nếu thùng xốp nhỏ thì chỉ nên trồng 1 cây.
1. Thời vụ
Vụ sớm: Gieo từ tháng 7 đến tháng 8, chủ yếu dùng loại su hào trứng. Tuổi cây giống 25 ngày.
Vụ chính: gieo tháng 9 đến hết tháng 10. Dùng các giống su hào nhỡ và su hào dọc đại để thu hoạch được dài ngày. Tuổi cây giống 30 - 35 ngày.
Vụ muộn: gieo tháng 11, chủ yêu dùng loại su hào dọc tăm và một phần loại dọc nhỡ để có thể kéo dài thu hoạch tới tận cuoói tháng 4 năm sau. Tuổi cây giống 25 - 30 ngày.
2. Kỹ thuật trồng
Trước khi nhổ cấy 4 - 5 hôm không tưới nước, tưới phân nữa để rèn luyện cây giống, bắt chúng phát triển bộ rễ mới và sau này cấy ra cây mau bén rễ. Đến lúc nhổ cấy nên tưới nước trước một buổi cho dễ nhổ. Đảm bảo mật độ từ 55.000 đến 75.000 cây/ha.
Rễ cái cây giống dài có thể cắt bớt đi cho mau ra rễ mới. Dùng giằm (xén) hay cuốc con bới đất ra, đặt cây giống theo chiều tự nhiên của nó, lấy tay hay giằm hoặc cuốc con khẽ nhấn đất vào gốc là được.
Yêu cầu bón lót cho 1 ha su hào như sau: Phân chuồng đã hoai mục: 15 - 20 tấn. Phân lân: 90 - 120 kg. Phân kali: 40 - 50 kg. Trộn đều lại với nhau rồi bón rải lên mặt luống khi làm đất; đảo kỹ phân với đất rồi trồng.
3. Chăm sóc
Tưới nước: Sau khi trồng xong phải tưới nước ngay, sau đó ngày tưới 2 lần vào buổi sớm và chiều mát. Tưới như thế trong 5 - 6 ngày. Bảy ngày sau khi cấy thì bón thúc kết hợp tưới. Tưới sao giữ được độ ẩm cho đất trong suốt thời gian sinh trưởng.
Bón thúc: Thúc lần đầu sau khi cây đã bén rễ bằng phân chuồng pha loang 20%. Sau đó cứ một tuần lễ lại thúc một lần. Lượng phân đạm để thúc suốt quá trình sinh trưởng từ 150 - 200 kg urê cho 1 ha. Chú ý, su hào càng lớn lượng phân thúc càng tăng. Thúc lần cuối trước khi thu hoạch một tuần để củ nây đều, mỏng vỏ.
Vun xới: Xới xáo làm hai lần: lần đầu vào sau khi ra ngôi được 15 - 20 ngày, lần thứ hai sau lần trước khoảng 15 ngày.
4. Phòng trừ sâu bệnh
Tất cả các loại sâu bệnh hại cải bắp cũng đều hại su hào, đặc biệt là rệp rau: Chúng tập trung ở phần nõn củ và lá non mới nhú để chích hút làm cho các bộ phận này bị teo đi, su hào không lớn được. Phải phát hiện kịp thời và dùng dipterêc pha 1/1600 để phun trừ.
5. Thu hoạch
Căn cứ vào thời gian sinh trưởng của từng giống, từng vụ và thấy mặt củ đã bằng, lá non dừng sinh trưởng thì thu hoạch: kéo dài thêm sẽ già, nhiều xơ, giảm phẩm chất. Năng suất su hào của ta hiện nay từ 16 - 30 tấn/ha (6 - 10 tạ/sào).
14237-ntm.003163_ky-thuat-trong-su-hao.pdf