Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 705 |
Tổng truy cập : | 563,357 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và bón phân cây rau húng
Giới thiệu đặc điểm sinh học của cây rau hung, hướng dẫn biện pháp trồng và chăm sóc cây rau hung mang lại năng suất cao: chọn giống, đất trồng, lên luống, cách trồng, bón phân và chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh và thu hoạch
Rau húng ở nước ta được trồng để lấy lá và ngọn làm gia vị, ở một số tỉnh được trồng tập trung để chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm.
1. Đặc điểm sinh học:
Rau húng còn gọi là húng giổi hay é tía, có tên khoa học Ocimum basilicum L, thuộc chi Oci mum. Là cây thân thảo, sống hàng năm. Thân nhẵn hay có lông, thường phân cành ngay từ dưới gốc. Cây cao 50-60 cm.
Lá mọc đối, có cuống. Phiến lá hình thuôn dài. Có loại màu xám lục, có loại màu tím đen nhạt.
Hoa nhỏ màu trắng hay hơi tía, mọc thành chùm đơn hay phân nhánh, với những hoa mọc thành vòng, 5 – 6 hoa một vòng.
Quả chứa hạt đen bóng, khi ngâm vào nước có chất nhầy màu trắng bao quanh.
Rau húng ở nước ta được trồng để lấy lá và ngọn làm gia vị, ở một số tỉnh được trồng tập trung để chưng cất tinh dầu dùng trong công nghiệp chất thơm.
2. Giống:
Cây rau húng có nhiều loài và nhiều giống:
- Húng láng: Mentha aquatica.L
- Húng láng giả: Mentha avennis L
- Húng quế: Ocimum basilicum L
- Húng chanh: Coleus amboinicus Lour.
3. Kỹ thuật trồng:
- Đất trồng: Cây rau húng có thể trồng được hầu như quanh năm. Riêng trong các tháng mùa đông, nhiệt độ thấp, cây mọc chậm, thân lá phát triển kém. Vào mùa đông, nông dân trồng giữ giống là chính. Rau húng thích nghi với vùng đất thịt, thoáng, xốp, thoát nước tốt. Đặc biệt, nới đất trồng rau húng cần nắng tốt, vì có nắng rau húng mới có mùi thơm đặc trưng.
- Lên luống:Mùa mưa làm luống nổi: Rộng từ 1 – 1,2m, cao 10 cm, chiều dài tùy theo kích thước vườn.Mùa nắng làm luống âm: Rộng từ 1 – 1,2m, chiều sâu khoảng 5cm, chiều dài tùy theo kích thước vườn.Trên luống nên rải một ít đất mặt có trộn phân hữu cơ sinh học Better HG01 + tro trấu.
3. Cách trồng:
Có 2 cách trồng
- Trồng bằng phương pháp giâm cành: Chọn những cây sinh trưởng tốt, không mang mầm bệnh, thân to, mập, lá xanh, tươi tốt
Trên những cây đã chọn, tiến hành cắt cành, mỗi đoạn cành dài koảng 3 – 5 cm. Sau đó giâm xuống đất 3 – 4 cm, uống cong phần giâm dưới đất để tăng diện tích tiếp xúc với đất, cây mau ra rễ.
- Trồng bằng mầm (củ): Nếu những vườn trồng rau húng để lấy mầm rễ (còn gọi là củ) làm giống, sau khi hái rau xong tiến hành để giống. Đến khoảng tháng 10 – 11 tiến hành lấy mầm trắng lên làm giống.
4. Bón phân, chăm sóc:
- Bón phân: Lượng phân bón cho 1.000 m2 như sau :
Bón lót: Phân hữu cơ sinh học Better HG01: 500 kg, phân lân 10 kg.
Bón thúc: Sau khi trồng khoảng 2 tuần thì dùng 3 -55 kg Better NPK 16-12-8-11+TE hòa nước để tưới cho cây
- Chăm sóc:
Sau khi giâm cành xong tưới nhẹ. Cần chọn lúc trời râm mát để giâm cành. Sau khi trồng, tưới nước hàng ngày cho cây vào buổi sáng và buổi chiều. Khi cây bén rễ hồi xanh thì bón thúc.
Dùng phân Better NPK 16-12-8-11+TE pha 200g (bình 10 lít) để tưới hoặc dùng phân đạm hoà vào nước ở nồng độ 1.0 – 1,5% để tưới.
Hái tỉa dần thân lá để ăn. Sau 20 – 30 ngày phải giâm cành lại, sau mỗi lần thu hoạch cần phân pha loãng với nước như trên để tưới cho rau.
5. Phòng trừ sâu bệnh:
Rau húng bị bệnh chủ yếu là cháy lá. Do đó cần phòng trị sớm trước khi lan cả vườn rau. Có thể sử dụng một trong những loại thuốc sau: Ridomyl MZ, Monceren….
Lưu ý: khi dùng thuốc bảo vệ thực vật phải tuân theo nguyên tắc “4 đúng” và đảm bảo thời gian cách ly. Không được dùng các loại thuốc cấm, không xử dụng quá liều qui định.
6. Thu hoạch:
Trồng rau húng có thu hoạch nguyên cây hoặc chỉ 2/3 cây (phần ngọn). Cắt gần sát đất độ 5cm.
85642-ntm.002257_ky-thuat-trong-va-bon-phan-cho-cay-rau-hung.pdf