Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 817 |
Tổng truy cập : | 563,579 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây bí ngô
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật canh tác cho cây bí ngô: thời vụ, mật độ khoảng cách, giống, phân bón, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh
1. Thuận lợi khi trồng bí ngô
– Đất trồng: Không kén đất, tương tự bí đao.
– Giống trồng: Hiện nay có nhiều giống bí đỏ lai chất lượng ngon như giống của các công ty Đông Tây, Trang Nông, Cty CP Giống CT Miền Nam,…
– Không cần trồng giàn, không cần nhiều công như trồng nhiều cây khác, đầu tư thấp hơn những cây khác.
– Sử dụng: Có thể lấy trái kết hợp lấy ngọn và hoa (món ăn đặc sản). Ít có khả năng bị ngộ độc do thuốc trừ sâu.
2. Khó khăn
Bí ngô chịu hạn tốt, không chịu được ngập úng, do vậy phải chuẩn bị hệ thống thoát nước nội đồng tốt. Cần chuẩn bị đủ nguồn nước tưới để cây cho năng suất cao.
3. Kỹ thuật canh tác:
* Thời vụ: Có thể trồng được quanh năm.
* Mật độ khoảng cách: Liếp rộng 3 – 3,5 m (trồng 1 hàng), hoặc 6 – 7 m (trồng 2 hàng), cây cách cây trên hàng 50 – 80 cm (tùy theo giống). Mùa mưa nên làm rãnh sâu giữa 2 liếp và làm mương thoát quanh ruộng để nước thoát đi dễ dàng sau mỗi cơn mưa.
* Giống: Có thể sử dụng của các công ty giống: Tân Đông Tây, Trang Nông, Công ty CP Giống cây trồng Miền Nam. Lượng giống cần cho 1 ha là 600 – 800g (tùy theo giống và độ nẩy mầm của hạt).
* Phân bón:
Lượng phân bón cho 1 ha, phân chuồng: 30 tấn
– Bón lót: Bón 2/3 phân chuồng
– Bón thúc: Có thể chia đều lượng phân còn lại thành 4 – 5 lần tùy theo mùa vụ và chân đất (mùa mưa và chân đất thịt nhẹ: bón nhiều lần). Nên bón vùi phân vào đất để phân không bị bốc hơi, rửa trôi.
* Chăm sóc:
– Trồng dặm: Sau khi cấy 7 ngày, kiểm tra ruộng và dặm những cây chết vào buổi chiều mát, trồng xong tưới nước ngay để tránh cây bị héo.
– Đôn dây: Khi dây bí dài >1,5 m, tiến hành đôn dây bí bằng cách khoanh dây bí quanh gốc, tỉa bớt lá chân, lấp gốc bằng lượng phân bò hoai còn lại, cách này giúp cho rễ bất định phát triển, dây bí cho trái bền. Khi bí bắt đầu ra hoa thì ngưng đôn dây.
– Sửa dây cho dây bí phân bố đều không chồng lấp lên nhau cho ruộng bí thông thoáng, đậu trái tốt.
Kết hợp sửa dây với tỉa nhánh gốc và nhánh nhỏ, lá già, sâu bệnh giúp cây tập trung dinh dưỡng nuôi trái. Với bí đỏ có thể kết hợp tỉa nhánh và bong bí đực sau khi đậu trái dung làm rau.
– Thụ phấn bổ sung: Vào mùa mưa, trời âm u, ít nắng hoặc dây phát triển quá mạnh làm hạn chế sự đậu trái, ta có thể thụ phấn bổ sung giúp bí đậu trái tốt bằng cách sau: Khoảng 7 – 9 giờ sáng, hái những hoa bí đực mới nở úp vào những nụ bí cái mới nở để giúp hoa tăng cường thụ phấn.
– Kê trái: Trong mùa mưa để giúp cho trái bí không tiếp xúc với đất ẩm lâu ngày dễ gây thối trái, có thể kê trái lên cao khỏi mặt đất.
– Làm cỏ kết hợp với các lần bón phân.
* Phòng trừ sâu bệnh:
Một số sâu bệnh hại chính trên bí đỏ:
– Sâu đất, tuyến trùng: Xử lý đất trước khi trồng bằng Basudin 10H lên hốc gieo, hoặc sau khi cấy rải quanh gốc.
– Sâu xanh: Sherpa, Cyperan, Sumicidin, Delphin… phun khi sâu tuổi còn nhỏ, kết hợp diệt sâu và trứng bằng tay.
– Nhóm chích hút : Bọ trĩ, rầy xanh, nhện : Sagomycin, Actara, Confidor, Supracide, Mospilan, SK99, Bascide, Fenbis theo nồng độ khuyến cáo.
– Sâu vẽ bùa: Neem, Ofunack, Triggard, SK99, Fenbis, Sagosuper, Dragon vào lúc sáng sớm.
– Bệnh sương mai: Mancozeb, Carbendazim, Dipomate, Carbenzim, Mexyl MZ phun sớm khi bệnh vừa mới xuất hiện.
Chú ý, sử dụng thuốc theo nguyên tắc “4 đúng” và có thời gian cách ly an toàn.
* Thu hoạch:
Khoảng 90 – 100 ngày sau khi gieo là có thể thu hoạch. Mỗi ngày thu 1 lần, độ lớn trái tùy thị trường và giống. Nếu chăm sóc tốt, đất trồng tốt, làm giàn cao và đầu tư đúng mức thì thời gian thu hoạch sẽ kéo dài.
44436-ntm.002243_ky-thuat-trong-va-bon-phan-cho-cay-bi-ngo.pdf