Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 836 |
Tổng truy cập : | 563,600 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và bón phân cho cây hoa Hồng Môn
Giới thiệu biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cho cây hoa Hồng Môn: giống, nhân giống, nhiệt độ, chất liệu trồng, làm đất, phân bón và phòng trừ sâu bệnh
Hồng môn hay môn hồng, vĩ hoa tròn, buồm đỏ (danh pháp hai phần: Anthurium andraeanum) là một loài hoa thuộc họ Ráy.
Cây hồng môn có xuất xứ từ Colombia nhập vào Việt Nam. Loài cây này có thân ngắn, thường mọc thành bụi, sống lâu năm, sinh trưởng nhanh và chịu bóng một phần. Cây ưa khí hậu mát ẩm, có nhu cầu nước trung bình
1. Giống:
Hiện nay có 3 loại giống mới của Đài Loan: ARIZONA, TROPICAL, CANCAN. Giống này có màu sắc sặc sỡ, giá bán buôn từ 1.800-2.500 đồng/bông.
Có thể liên hệ mua giống tại: Hội sinh vật cảnh địa phương, Hội sinh vật cảnh Việt Nam, Viện Di truyền Nông nghiệp, Trường Đại Học Nông nghiệp 1 Hà Nội…
Cấu tạo hoa đặc trưng gồm một cuống hoa dài, trên có một bản to hình trái tim, có thể có màu đỏ, cam, trắng…, hồng môn ở Đà Lạt đã ngày càng phổ biến để trưng bày trong dịp Tết.
2. Nhân giống:
Có nhiều phương pháp để nhân giống cây hồng môn như:
Nhân giống bằng cách gieo hạt, tách chiết, hoặc nuôi cấy mô.
- Phương pháp thường dùng là tách bụi, cây mẹ phải có từ 4 năm tuổi trở lên. Cây con mọc ở bên cây mẹ cũng phải có từ 3 – 4 lá, dùng dao bén tách cây con sát gốc, dùng rễ lục bình bọc chỗ cắt lại, để bộ rễ cây con phát triển tốt hơn, rồi trồng cây con với cả rễ lục bình xuống giá thể trồng.
- Bằng công nghệ nuôi cấy mô tế bào, chúng ta có thể nghiên cứu thành công quy trình nhân giống cây hồng môn Anthurium andreanum L. từ lá với thời gian khoảng 10 – 12 tháng. Trong đó: tạo callus (2 tháng), nhân callus (4 tháng), tái sinh chồi (3 tháng) và tái sinh rễ (1.5 tháng). Tỷ lệ cây sống sau ống nghiệm cao, cây ra hoa sau 12 tháng.
Bằng cách tách lấy cây con để nuôi cấy mô tế bào, cách này thông dụng và bà con dễ làm, nhân giống nhanh và cây phát triển cho hoa sớm.
Cây trong ống nghiệm khi đạt chiều cao 5 – 7 cm, có 3 – 5 lá với bộ rễ tốt sẽ được rút ra khỏi ống nghiệm, rửa sạch agar và xử lý qua thuốc trừ nấm (thường dùng Daconil 0.5 %).
3. Nhiệt độ:
Cây ưa mát và độ ẩm cao (từ 70 – 80%). Nhiệt độ thích hợp từ 18 – 20oC. Ở nhiệt độ thấp hơn 15oC, cây phát triển kém, còn cao hơn 30oC, lá cây vàng và có thể chết. Hồng môn không chịu được ánh nắng trực tiếp, ánh sáng thích hợp là 50% hoặc thấp hơn. Vì vậy trồng hồng môn nên làm giàn che để hạn chế ánh nắng trực tiếp.
4. Chất liệu trồng:
Chất liệu để trồng cần tươi xốp, giữ độ ẩm tốt, sử dụng Đất sạch Better
5. Làm đất:
- Làm luống: rộng 1,6m, dài tùy theo khổ đất. Xung quanh có bờ để đổ vật liệu vào dày khoảng 20cm
- Trồng hàng cách hàng 40x40c
- Mùa khô ngày tưới nước 2 lần
6. Phân bón:
Sử dụng phân hữu cơ sinh học Better HG01 bón lót: 100kg/1000m2. Mùa mưa 4 tháng bón 1 lần, mùa khô 3 tháng bón 1 lần, ngoài ra sử dụng phân Better NPK 16-12-8-11+TE hòa tan vào nước tưới 1 tuần 1 lần, khi hồng môn bắt đầu ra hoa thì sử dụng phân Better NPK 12-12-17-9+TE hòa tan vào nước tưới giúp hoa to, màu sắc tươi đẹp.
7. Thời gian ra hoa:
Cây gieo từ hạt sau 2 – 3 năm mới có hoa, còn cây tách chiết cũng phải sau 6 – 7 tháng mới cho hoa.
8. Phòng trừ sâu bệnh:
Hồng môn rất ít bị sâu bệnh. Thường bị cào cào, nhện đỏ. Dùng thuốc UNITOX liều lượng 150-300ml/ha. Pha từ 3-8ml/bình 8lít phun ướt trên lá.
9. Thu hoạch:
Từ khi trồng sau 12 tháng có 50% bông, 18 tháng có 100% bông. Hoa có quanh năm thu hoạch rộ 10 ngày cắt bông 1 lần. Thời gian này không được dùng vòi tưới trực tiếp mà phải tưới bằng hệ thống phun sương. Cứ 45 phút tưới 1 lần.
29732-ntm.002242_ky-thuat-trong-cay-hoa-hong-mon.pdf