Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 573
Tổng truy cập : 18,487

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Bòn bon

Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bòn bon: chọn giống, mật độ trồng, trồng cây che bóng, bón phân, sâu bệnh và các biện pháp phòng trừ, thu hoạch


1. Chọn giống:

Để vườn Bòn bon sau này đạt được năng suất cao, phẩm chất tốt ngay từ ban đầu cần phải chú trọng khâu chọn giống. Cây mẹ tốt phải là cây trội trong vườn, có các đặc điểm sau:

- Cây sinh trưởng, phát triển tốt, cành lá sum sê, không sâu bệnh, không cụt ngọn (tàn hương).

- Hàng năm ra hoa đậu quả nhiều (từ 100kg/cây trở lên), đúng mùa vụ chính hoặc sớm hơn, không ra quả cách năm.

- Quả chín ngon, ngọt, không bị nứt vỏ, hạt quả nhỏ, và được nhiều người ưu chuộng.

Nhân giống bằng hạt thì chọn quả to, để chín hoàn toàn, hái quả, bóc vỏ lấy hạt đem ủ 1-2 đêm sau đó dùng nước dội rửa nhiều lần cho sạch cơm, ủ vào cát ẩm sau 20-30 ngày thì hạt nảy mầm. Đem gieo vào túi bầu hoặc luống. Thực hiện chăm sóc, bón phân, phòng trừ sâu bệnh đúng kỹ thuật. Sau thời gian 1-2 năm đưa ra trồng.

Để rút ngắn thời gian, có thể nhân giống bằng phương pháp vô tính: ghép mắt hoặc ghép cành lên gốc ghép ươm từ hạt. Nhân giống bằng phương pháp chiết cành thời gian ra rễ lâu (2 tháng) phải để cành chiết trên cây 5-6 tháng mới cắt.

2. Mật độ trồng:

Qua điều tra khảo sát cho thấy cây Bòn bon trưởng thành từ 30 năm tuổi trở lên có đường kính tán lá từ 6-8 m ; do vậy cần bố trí khoảng cách và mật độ phù hợp. Khuyến cáo nên trồng với khoảng cách  6-8m  x  6-8m. Mật độ 157-278 cây/ha.

3. Trồng cây che bóng:

Đối với vườn tạp đang cải tạo, nếu dùng cây Bòn Bon làm đối tượng cải tạo, bổ sung là rất tốt, nên dọn vệ sinh sạch sẽ và chọn những có sẵn cây để lại che bóng cho cây Bòn bon đảm bảo độ che bóng không quá 50%.

- Đối với đất trống trồng mới Bòn bon thì nên bố trí cây che bóng theo hàng: cách 2 hàng Bòn bon trồng 1 hàng cây che bóng bằng các loại cây vừa có tác dụng che bóng vừa cho sản phẩm thu hoạch là tốt nhất.

4. Bón phân:

a) Đối với cây chưa cho quả mỗi năm bón 3 lần vào các thời điểm sau:

- Đầu mùa mưa: Bón chủ lực là phân chuồng hoai mục từ 20kg/cây trở lên; bổ sung mỗi cây 100-200g NPK(16:16:8) hoặc DAP.

- Cuối mùa mưa: Phân chuồng hoai mục từ 20kg/cây trở lên; bổ sung mỗi cây 100-200g NPK(16:16:8) hoặc DAP.

- Trong tháng 4-5 khi thời tiết có mưa bón bổ sung mỗi cây 100-200g phân NPK hoặc DAP.

- Lưu ý: Nên bón vôi để nâng cao độ pH của đất và diệt trừ một số nấm bệnh trong đất (thường 200 - 250 gam/cây); Bón sớm khi chuẩn bị hố trồng và bón vào đầu và cuối các mùa mưa; Nếu có sử dụng các chế phẩm vi sinh ủ phân chuồng bón cho Bòn bon thì phải bón cách lý với bón vôi ít nhất 7 -10 ngày.

b) Đối với những cây đã cho quả:

      * Lượng phân bón khuyến cáo như sau:

Phân  bón

NS thu hoạch vụ trước

Liều lượng (gam/cây/năm)

Tương đương Ure

Tương đương   

Superlân

Tương đương

 KCl

20 kg/cây/năm

500

900

300

40 kg/cây/năm

700

1500

500

60 kg/cây/năm

1100

1800

700

90 kg/cây/năm

1700

2500

1000

120 kg/cây/năm

2000

3000

1200

    * Cách bón: mỗi năm bón 3 lần :

- Lần 1: Sau thu hoạch (tháng 9-10): 50%N + 25%P­­2O5 + 50-100kg phân chuồng hoai mục/ cây.

- Lần 2: Trước khi phân hóa mầm hoa (tháng 1-2) : 25%N + 50%P­­2O5 + 50%K2O.

- Lần 3: Sau khi đậu quả-quả non đang phát triển: 25%N + 25%P­­2O5 + 50%K2O.

Hằng năm nên bón bổ sung 0,5-1kg Can xi Nitrat ( Ca(NO3)2) để cải thiện phẩm chất.

Ngoài ra có thể sung thêm một số chế phẩm qua lá như: Risopla, KNO3...

* Phương pháp bón: Là cây có bộ rễ phát triển lên bề mặt, do đó bón theo tán hoặc rải đều lên đất mặt sau đó lấp một lớp đất mỏng 2-3cm, kết hợp phủ rơm rạ, lá cây...

4. Sâu bệnh và biện pháp phòng trừ:

- Sâu đục cành: Cắt tải những cành bị bệnh đem tiêu huỷ.

- Bọ xít xanh: Thường xuyên thăm vườn, khi bọ xít xuất hiện thì dùng thuốc nhóm chích hút để phun trừ.

- Nấm bồ hóng: Nguyên nhân là do một số côn trùng chích hút (rệp, rầy...)thải ra. Cần xử lý côn trùng chích hút là được.

- Những cây ra trái vụ: Do ra trái vào mùa mưa nên trái thường không phát triển (điết), chất lượng kém, giá thành thấp. Để cây ra trái tập trung vào vụ chính, thì phải hái bỏ hoa trái vụ, nhằm tập trung dinh dưỡng cho vụ chính.

5. Thu hoạch:

Cần để quả chín đều cả cây rồi thu hoạch 1 lần thì chất lượng ngon hơn thu hoạch nhiều lần.

Không thu hoạch Bòn bon sau khi mưa. Thu từng chùm không bứt từng quả. Quả Bòn bon rất dễ bị xây xát, dễ bị thâm đen khi va chạm mạnh, do đó cần nhẹ nhàng khi thu hoạch.

Lưu ý: Trong quá trình thu hoạch tránh là xây xác thân cây, cành ảnh hưởng đến việc phân hóa mầm hoa cho vụ sau. 

Cách bảo quản trái: Trái tươi có thể để bên ngoài khoảng 4 ngày. Nếu giữ trong tủ lạnh từ 12-13 độ C thì được 2 tuần. Trái còn thơm và ngọt trong vòng 7 ngày, kể từ ngày hái. Sau đó sẽ lạt đi.

Cách chọn lựa mua trái: Trái ngon là trái vừa không lớn mà cũng không nhỏ, chỉ to bằng ngón tay cái, da mầu vàng nhạt, núm cuống căng tròn. Khi bóc lớp vỏ ngoài, bên trong lộ ra năm múi dính chặt lấy nhau mầu trắng trong, đầy nước thơm.


72838-ntm.001932_trong-va-cham-soc-cay-bon-bon.pdf