Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 331
Tổng truy cập : 562,157

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phúc bồn tử

Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Phúc bồn tử: điều kiện thổ nhưỡng thích hợp cho cây, công tác chuẩn bị đất và cây trồng, biện pháp chăm sóc cây, thu hoạch và bảo quản.


1. Điều kiện thổ nhưỡng

Cây Phúc bồn tử thích hợp phát triển trên nhiều loại đất, nhưng đất phải thoáng, khô ráo, tránh để cây bị úng nước.

Đất phải đạt pH từ 5,8 - 6,8. 

Cây Phúc bồn tử phát triển ở nhiệt độ từ 18-300C, nơi có nhiều ánh sáng.

2. Chuẩn bị đất và cây giống

Chuẩn bị đất: Đất trồng cần phải đạt những yêu cầu sau:

+ Đất tơi xốp, thoát nước tốt.

+ Đất trồng ít nhất trong vòng 1 năm không canh tác hoặc tránh xa các loại cây khoai tây, cà chua, cà tím vì Phúc bồn tử dễ bị nhiễm một số loại nấm, bệnh từ những loại cây này.

+ Làm đất sạch cỏ dại.

+ Làm luống:

Luống trồng cây cao   25 - 30cm

Bề mặt luống rộng      45 - 60cm

Rãnh rộng                  40 - 50cm

2.1. Làm giá đỡ cho cây

Làm giá đỡ cho cây trước khi trồng

Giá hình chữ V

Cắm cọc 2 bên của luống, phần sát dưới đất khoảng cách của 2 cọc là 25-30 cm, phía trên của 2 cọc có khoảng cách 50-60 cm.

Mỗi cọc cách nhau 2 m, chiều cao mỗi cọc 2 m

Dăng dây thép thành những ô vuông với kích thước 40 x 40 cm giữa các cọc để cây phát triển bên trong.

2.2. Cây giống

Cây giống Phúc bồn tử hiện nay được trồng chủ yếu từ hạt nhập từ nước ngoài, lấy ngó từ cây mẹ hoặc bằng phương pháp nuôi cấy mô.

+ Cây con Phúc bồn tử nhân bằng phương pháp nuôi cấy mô: Cây sạch bệnh từ trong vườn ươm, cây sinh trưởng tốt, có chiều cao 10-15cm, có từ 5-7 lá.

+ Ngó tách từ cây mẹ: Cây sinh trưởng phát triển tốt, có chiều cao 10-15cm, có từ 5-7 lá.

2.3.Trồng cây

Đặt bầu cây vào hố sao cho mặt bầu cách mặt đất 3 - 5 cm,mỗi luống trồng 1 hàng, khoảng cách trồng giữa các cây 30 - 40 cm.

3. Cách chăm sóc

Cách chăm sóc loại cây này rất đơn giản

3.1. Trồng dặm: Sau khi trồng 1 tháng trồng dặm lại những cây đã chết hoặc những cây còi cọc

3.2. Tưới nước: Khi trồng nên chú ý tưới nước 1 ngày 1 lần (sáng sớm hoặc chiều mát) sao cho lượng nước vừa đủ tránh để cây không bị úng nước.

3.3. Bón phân: Bón phân cân đối giúp cây phát triển tốt, đạt năng suất cao.

- Bón lót:

Bón phân hữu cơ hoặc phân chuồng với tỉ lệ như sau

Tùy theo từng loại đất mà dùng lượng phân cho thích hợp: 1 sào (1.000 m2) bón 100-150 kg Fretilus (phân nở Hà Lan) 4-3-3 hữu cơ 65%.

Hoặc sử dụng 1 số loại phân chuồng như phân bò, dê… Chú ý phải ủ cho hoai mục mới bón cho cây là tốt nhất. Lượng dùng 1.800-2.000 kg hoặc 5.000 kg đối với đất cát.

Ngoài ra còn có các loại phân Lân supper Long Thành hoặc phân lân nung chảy Văn Điển (100-150 kg) + vôi canxi (150-200 kg).

Trước khi trồng nên xử lý một số loại thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu đất, tuyến trùng, sùng, kiến… sử dụng Diazan10H (Diazinon) rải 3 kg/1.000m2; Nokaph10H (Ethophrophos) 4-5 kg/1.000m2.

Cây phát triển tốt ở pH trung tính 5,8 – 6,8.

- Bón thúc

Giai đoạn cây con (1tháng sau khi trồng) thì bón một số loại phân NPK có lượng đạm cao như cò vàng 20-20-15 bón 40-60 kg/1.000m2, 30-9-9 Thái Lan 30-50 kg/1000m2 bón cách xa gốc khoảng 15-20 cm.

Giai đoạn gần có trái (2 tháng sau khi bón thúc lần đầu) thì bón thêm kali như Fruit Ace30% kali + 10% magie + 17% lưu huỳnh bón 30-50 kg/1.000 m2, tím đức 15-5-20 bón 30-50 kg/1.000 m2, 15-9-20 yara bón 40-50 kg/1.000 m2...

Tùy theo thời gian cây cho quả mà bổ sung lượng phân cho phù hợp 1 cứ cách 1 tuần nên bón phân có chứa nhiều kali, bo, canxi giúp trái lớn, chín đều, màu sắc tươi.... Một số loại phân bón như: NPK 15-5-20 + TE (Bón 50-75 kg/1.000 m1 lần bón), phân canxi boron (26,5% đạm + 12% canxi + 0.3% bo) bón 50 kg/1.000 m2.

Ngay sau các lần bón thúc thì chúng ta có thể phun thêm một số phân bón qua lá hoặc có thể tưới nhỏ giọt vào gốc giúp cây phát triển mạnh như phân: MAP (12-62-0); MKP (0-32-54) ngâm tưới 1-2 kg/1.000m2; Nutri gold 29-10-10,12-3-43, 15-30-15, 13-40-13, 20-20-20 phun 0,5-1 kg/1.000m2.

Bổ sung canxi Bo, Mg, Mn, Cu, Fe, Mo, một số vi lượng Fertiloncombi. Cuối kỳ sinh trưởng ngưng bón thúc phân đạm, phun thêm phân bón lá như Micracle-Gro (15-30-15), Marter-Gro.

Sau một năm thì ta nên bổ sung thêm lân supper Long Thành  hoặc phân lân nung chảy Văn Điển (150-200 kg) và vôi canxi bón bổ sung khoảng 100-150 kg cho 1.000 m2.

3.4.Tỉa cây

Mục đích của việc tỉa cây là loại bỏ những cây xấu, già cỗi tạo đều kiện cho cây phát triển và hình thành quả.

Nên tỉa các lá đã vàng úa, tỉa bớt lá để các bụi cây thông thoáng cũng để tránh cho trái cây bị úng  khi cây phát triển quả. Tỉa các cây đã già cỗi và có tuổi thọ 1 năm tuổi tạo điều kiện cho các cây non phát triển. Tỉa bớt cây con nhỏ yếu, số lượng cây con ở các bụi chỉ nên để từ 20-25 cây để các bụi cây có thể phát triển tốt.

3.5.Tưới nước

Đối với cây phúc bồn tử nếu ẩm độ đất và không khí cao đều bất lợi đến sinh trưởng cũng như sâu bệnh phát triển, tối ưu nhất với cây phúc bồn tử là thiết kế hệ thống tưới ngầm, nhỏ giọt. Khi tưới cho cây phúc bồn tử nên cần tuyệt đối sử dụng nguồn nước sạch, không nên sử dụng nguồn nước mương suối vì dễ gây lây lan nguồn bệnh.

3.6. Dàn che

Dàn che cần đạt độ cao 3 - 4 m.

Phương pháp sản xuất cây phúc bồn tử trong dàn che có các ưu điểm như:

- Hạn chế bệnh cây trong vụ mưa, tuy nhiên nếu thiết kế dàn che không đảm bảo chiều cao, chế độ thông gió không tốt thì độ ẩm sẽ tăng và bệnh sẽ phát triển mạnh đồng thời nhiệt độ sẽ gia tăng đột ngột tại một số thời điểm trong ngày ảnh hưởng đến sinh lý của cây.

- Hạn chế ngập úng đất, ẩm độ gia tăng và rửa trôi phân bón khi mưa kéo dài hay mưa lớn trong vụ hè thu.

4. Thu hoạch và bảo quản

Thu hoạch quả lần trong 1 ngày. Thu hoạch  lúc trái có màu hồng, sau đó nhẹ nhàng xếp trái vào trong hộp và bảo quản nơi thoáng mát, trong tủ lạnh và vận chuyển đến nơi tiêu thụ.

 

97024-ntm.002656_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-phuc-bon-tu.pdf