Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 698 |
Tổng truy cập : | 563,286 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành
Giới thiệu biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cam sành: khoảng cách cây và kích thước hố trồng, bón phân vào hố, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh, chăm sóc cam, thu hái và bảo quản
1. Khoảng cách cây và kích thước hố trồng:
Để đảm bảo cây sinh trưởng và phát triển tốt nhất, bà con nên chuẩn bị khâu này một cách kỹ lưỡng và chu đáo.
Khoảng cách giữa các cây: 6m x 5m hoặc 5m x 4m.
Kích thước hố trồng phù hợp để cam sành sinh trưởng và phát triển tốt là: 40cm x 40cm x 40cm, hoặc 60 x 60 x 60 cm.
2. Bón phân vào hố:
Bà con có thể kết hợp tỉ lệ hỗn hợp phân sau đây để bón cho cây trước khi trồng: 30 – 40 kg phân chuồng hoai mục; 0,3 – 0,5kg lân và 0,1-0,2kg kali.
Khi đào hố, bà con nên để riêng lớp đất mặt và đất giữa. Trộn đều số phân và lượng đất trên với nhau. Tiếp đó trải lớp đất dưới xuống hố, rồi cho hỗn hợp phân và đất vào hố.
Sau đó, trộn 0,5 – 1kg vôi bột rải lên mặt hố rồi lấp lại bằng một lớp đất mỏng. Bà con nên bơm nước vào đầy hố. Sau 10 – 15 ngày thì bón thuốc sâu bột vào hố, trộn đều. Khoảng 15 ngày sau có thể tiến hành trồng cam sành được.
Trong trường hợp không có phân chuồng có thể sử dụng phân hữu cơ sinh học để trồng cam sành từ 10 – 15 kg/hố. Còn nếu dùng phân xanh thì phải ủ trước 2 -3 tháng với vôi trước khi trồng.
3. Tưới nước:
2 ngày sau khi trồng, bà con nên tưới nước 1 lần để đảm bảo cây đủ khỏe để hút chất dinh dưỡng nuôi cây. Sau 5 – 7 ngày tưới 1 lần nữa. Đặc biệt, những lúc ít mưa nên tưới 3 – 5 ngày 1 lần.
Nếu bà con trồng vào dịp trời mưa, nên tiến hành thoát nước ngay, không để cam sành bị ngập úng.
4. Phòng trừ sâu bệnh hại cho Cam Sành:
Bà con nên thường xuyên tiến hành tỉa cành già, cành sâu bệnh và phun thuốc trừ sâu để phòng ngừa các loại bệnh trên cây. Đồng thời cũng tiến hành làm cỏ, phát quang quanh gốc cây.
5. Chăm sóc Cam Sành sau thu hoạch:
Sau khi thu hoạch từ 25 – 30 ngày thì tiến hành cắt tỉa các cành sâu bệnh, cành tược, khô héo, cành tăm hương, mọc không đúng hướng…
Đặc biệt, các nhà khoa học khuyên bà con nông dân nên quét vôi vào gốc cây phòng trừ sâu bệnh và bắt đầu một vụ mùa mới chất lượng và hiệu quả hơn.
Đồng thời, nên tiến hành bón phân đầy đủ, cân đối, kịp thời và đúng cách để cây có thể hút chất dinh dưỡng chuẩn bị cho mùa Cam Sành mới.
6. Thu hái và bảo quản:
Tiến hành thu hoạch khi thấy quả có màu đỏ da cam và vàng lá cam 1/3- ½ diện tích vỏ quả thì thu hoạch. Nên tiến hành thu hoạch vào ngày nắng ráo để cam sành tươi ngon, không bị dập nát.
52810-ntm.002273_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-cam-sanh.pdf