Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1611 |
Tổng truy cập : | 558,870 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu Hà Lan
Chia sẻ với bà con về một số đặc điểm cần lưu ý để có thể trồng và chăm sóc tốt cho cây đậu Hà Lan
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây đậu Hà Lan
Cây đậu Hà lan là giống cây rất dễ trồng cây rất thích hợp với điều kiện khí hậu ở nước ta. Khi chăm sóc cây đậu hà lan thì bạn cần chú ý tới lượng chất dinh dưỡng để giúp cây ra quả nhiều hơn. Hiện nay về cách trồng những cây đậu hà lan là rất phổ biến, tuy nhiên việc bạn lựa chọn trồng trên sân thượng thì bạn cần phải chú ý tới những đặc điểm sau đây để có thể chăm sóc tốt cho cây đậu Hà Lan.
1. Đặc điểm cây đậu Hà Lan
Trong quá trình chăm sóc cây đậu hà lan thì bạn cần phải quan tâm tới những đặc điểm sau đây của cây đậu hà lan.
Thời vụ trồng đậu hà lan: hiện nay cây đậu hà lan có thể trồng quanh năm trong khu vườn nhà bạn, thời điểm trồng và chăm sóc để cây phát triển nhất từ tháng 5-11 hàng năm là thời điểm chăm sóc cây ít công nhất.
Nhiệt độ phát triển: cây đậu hà lan hiện nay phát triển thuận lợi nhất ở nhiệt độ 18-20 độ và nếu nhiệt độ cao trên 25 độ thì cây sẽ phát triển chậm và dưới 12 độ cây cũng chậm phát triển, nếu nhiệt độ quá cao lên tới 36 độ thì cây sẽ bắt đầu có hiện tượng rụng lá
Đất trồng: đặc biệt đối với những cây đậu hà lan thì bạn không cần đất có nhiều dinh dưỡng, cây thích hợp trồng trên nhiều loại đất khác nhau, để cây phát triển tốt hơn thì bạn nên lựa chọn đất nhiều mùn và đất nhẹ sẽ giúp cây phát triển tốt hơn.
2. Kỹ thuật trồng cây đậu Hà Lan
Cây đậu hà lan là giống đậu thường và được lai tạo thành, về đặc tính thì vẩn như các giống đậu hiện nay và chỉ khác về điều kiện thời tiết và cách chăm sóc phù hợp để cây đậu hà lan phát triển tốt hơn.
Bạn có thể tiến hành gieo hạt đậu Hà Lan theo rãnh, hoặc cũng có thể trồng trong các chậu, thùng xốp nếu không có vườn. Khoảng cách gieo hạt hàng cách hàng 30 cm, cây cách cây 7cm, mật độ 32 vạn cây/ha. Sau khi gieo trồng xong bạn cần làm giàn leo cho chúng bởi đây là giống dây leo dài nên việc làm giàn cực kỳ quan trọng.
3. Bón phân cho cây đậu Hà Lan
Sau khi cây đạu hà lan đã phát triển một thời gian, lúc này cây cần nhiều thêm chất dinh dưỡng để giúp cây phân cành nhánh để giúp cho việc cây phát triển tốt hơn. cây đậu Hà Lan tuyệt đối không được dùng phân chuồng tươi, phân bắc tươi và nước phân tươi để bón hoặc tưới. Có thể dùng phẫn hữu cơ sinh học hoặc phân rác chế biến thay thế phân chuồng để bón cho cây.
Nước tưới cho cây cũng cần phải dùng nước sạch. Sau khi gieo, cần thường xuyên giữ độ ẩm đất từ 70-75%. Nếu bạn để đất quá khô cây đậu chắc chắn sẽ còi cọc hay sâu bệnh. Điều này chắc chắn quả sẽ ra ít, không mập và cây cũng nhanh chết héo.
4. Phòng trừ sâu bệnh trên cây đậu Hà Lan
cây đậu Hà Lan bạn cần lưu ý chúng hay mắc một số sâu hại cây như sâu xám, sâu xanh, sâu vẽ bùa, ruồi đục lá, rệp hại, sâu đục quả và nhện đỏ. Để diệt trừ các loại sâu này cần thực hiện triệt để các biện pháp phòng trừ như thường xuyên bắt sâu, bón phân cân đối, trong trường hợp thật cần thiết mới dùng thuốc bảo vệ thực vật hóa học.
5. Thu hoạch quả đậu Hà Lan
Trồng cây đậu Hà Lan khoảng 2 đến 3 tháng là cho thu hoạch. Thời điểm thu hoạch thích hợp nhất vàosáng sớm sẽ có chất lượng tốt và tươi hơn, có khả năng bảo quản tốt hơn. Khi thu hái tránh làm trầy xước hoặc bong lớp phấn trên vỏ quả. Loại quả các quả có vết về sâu bệnh, trầy xước hoặc dị dạng. Hạt đậu Hà Lan có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau vô cùng bổ dưỡng.
65248-ntm.003164_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dau-ha-lan.pdf