Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 638 |
Tổng truy cập : | 563,185 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dong riềng
Hướng dẫn quy trình kỹ thuật trồng cây dong riềng: thời vụ và cách trồng, bón thúc, vun xới, phòng trừ sâu bệnh, để giống
1. Thời vụ và cách trồng:
Dong riềng trồng chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 5 dương lịch, thích hợp nhất là tháng 2.
Dong riềng trồng bằng củ. Để cây phát triển tốt cần chọn những củ giống đồng đều, không bị trầy xước và sạch bệnh.
Cây phát triển củ theo chiều ngang, rễ ăn sâu nên khi làm đất phải cày sâu từ 15 - 20 cm, nhặt sạch cỏ. Đối với vùng đồi núi, đào hố trồng đường kính khoảng 20 cm, sâu khoảng 20 - 25 cm…
Sau khi làm đất xong, bón lót lần 1 từ 300 - 500 kg phân chuồng, 15 - 20 kg lân cho 1 sào Bắc bộ (360 m2), phủ một lớp đất mỏng rồi đặt củ giống lên trên (củ cách củ 40 - 45 cm, hàng cách hàng 45 - 50 cm). Xoay mầm củ hướng lên trên, bón lót lần 2 (3 - 4 kg phân đạm, 3 - 4 kg kali, bón ở khoảng cách giữa 2 củ) rồi lấp đất, phủ rơm rạ trên mặt luống để giữ ẩm.
2. Chăm sóc:
Để dong riềng sinh trưởng tốt cần bón thúc cho cây. Bón vào giữa 2 khóm, không bón trực tiếp vào gốc. Để cây không bị đổ, gẫy, cần phải vun gốc.
Mỗi lần vun xới xong nếu có mùn rác mục hoặc trấu thì phủ vào gốc cây giúp cho củ to và năng suất cao.
3. Phòng trừ sâu bệnh:
Dong riềng ít bị sâu bệnh, chủ yếu là bị sâu xanh, sâu khoang, bọ nẹt nên chỉ cần loại bỏ bằng phương pháp thủ công, không tốn kém.
Sau khi thu hoạch bà con cần chọn củ tốt để làm giống cho vụ sau
94550-ntm.002276_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-rong-dieng.pdf