Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1002 |
Tổng truy cập : | 557,488 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa cho năng suất cao
Hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc cây dứa cần đảm bảo chọn ra được thời vụ trồng và đất trồng hợp lý, xử lý chồi, tưới nước và giữ ẩm cho dứa để cây đạt sản lượng cao. Thực hiện bón phân, làm cỏ để kích thích cây phát triển hấp thu dinh dưỡng.
Dứa là cây trồng nông nghiệp phổ biến và mang lại giá trị kinh tế cao và phù hợp với những diện tích đất đồi dốc, chịu hạn tốt, ít vốn đầu tư, dễ trồng, dễ chăm sóc, cho năng suất cao.
1. Thời vụ trồng dứa
Thời gian trồng dứa của mỗi vùng sẽ phụ thuộc vào điều kiện khí hậu bởi có liên quan đến chất lượng chồi giống và thời gian ra hoa. Cụ thể như:
- Ở miền bắc chủ yếu trồng vào vụ xuân (tháng 3 đến tháng 4) và vụ thụ (tháng 8 đến tháng 9).
- Ở miền Nam nên trồng vào đầu mùa mưa, từ tháng 4-6.
- Ở miền Trung: Thời vụ trồng dứa thích hợp nhất là tháng 4-5 và tháng 10-11.
2. Lựa chọn đất trồng dứa
Dứa là loại cây có rễ khá yếu và ăn nông nên cách trồng dứa thơm nếu muốn có năng suất cao thì đất trồng có tầng mặt xốp, nhiều mùn và chất dinh dưỡng. Ngoài ra, đất cũng có khả năng thoát nước tốt nhất là trong mùa mưa. Như vậy, đất trồng dứa phải đảm bảo 2 yếu tố: tơi xốp và thoát nước.
Độ pH đất trồng dứa tốt nhất rơi vào khoảng từ pH từ 4.5 đến 5. Nhìn chung, cây dứa thích hợp với đất chua. Các giống dứa thơm có vẫn sinh trưởng và phát triển tốt ngay cả trên đất phèn có pH bằng hoặc dưới 4. Để kiểm tra độ pH của đất trồng dứa, bà con nên sử dụng máy đo pH trong đất để xác định tình trạng của đất và có những cách xử lý phù hợp với đặc tính của cây dứa.
3. Xỷ lý chồi
Mục địch của xử lý chồi dứa nhằm giúp cây mau bén rễ và phòng ngừa sâu bệnh. Trước khi trồng cắt bỏ những lá khô ở gốc. Sau đó nhúng ngập 1/3 chồi từ phía gốc vào dung dịch thuốc sâu Pyrinex, Basudin, Vomoca, Oncol,… để phòng trừ rệp và tuyến trùng hại rễ.
Để việc đi lại chăm sóc và thu hoạch dứa thuận lợi, bạn nên trồng dứa theo hàng kép, nghĩa là trồng thành từng bằng 2 hàng 1. Khoảng cách giữa các băng nên để là 80cm, giữa 2 hàng bằng là 40cm, trên hàng cách nhau khoảng 30cm. Với cách trồng dứa thơm và khoảng cách này, mật độ khoảng 55.000 cây/ha.
Khoảng cách và mật độ trồng dứa: Ở đồng bằng sông Cửu Long người ta trồng thao từng líp nên sẽ không chia thành bằng mà trồng khoảng cách cây đều nhau, khoảng 50-60 cm, mật độ 20.000-30.000 cây/ha.
4. Cách tưới nước và giữ ẩm cho dứa
Tưới nước và giữ ẩm cho dứa là một trong những khâu quan trọng nằm trong cách chăm sóc cây dứa. Mặc dù là cây chịu hạn khá tốt, thích ứng tốt ở những vùng đất cằn hoặc đất dốc nhưng dứa cũng rất cần nước để phát triển và cho năng suất cao.
Ở các tỉnh của đồng bằng sông Cửu Long đất thấp trồng dứa trên từng líp có mương nên việc tưới nướcc cho dứa cũng khá thuận lợi.
Bà con có thể sử dụng nước mương tưới cho dứa để làm ẩm chân đất nên vào những tháng mùa khô, bà con chỉ cần tưới 3-5 lần là đủ.
Biện pháp phủ đất ruộng dứa không chỉ có tác dụng giữ ẩm cho đất trong mùa khô mà con là cách để chống úng, chống xói mòn đất trồng dứa trong mùa mưa, hạn chế cỏ mọc. Dùng màng phủ nilông màu đen phủ lên đất giữa 2 hàng dứa. Ngoài ra, bà con cũng có thể dùng rơm, cỏ để phủ kết hợp thêm chất mùn cho đất.
4. Tỉa chồi cho dứa
Trong kĩ thuật chăm sóc cây dứa đạt năng suất cao không thể bỏ qua khâu tỉa chồi cho dứa. Đặc biệt với dứa Queen và Spanish thường ra nhiều chồi, hút chất dinh dưỡng của quả.
Bà con cần tiến hành tỉa, cắt bớt những chồi ngọn và chồi cuống. Với cuống, dùng tay hoặc dao tác nhẹ ra khỏi cuống từ trên xuống. Với chồi ngon nếu bẻ trực tiếp có thể sẽ ảnh hưởng đến quả, gây ra những vết thương dễ làm thối quả.
5. Trừ cỏ cho dứa
Trừ cò cũng à một trong những khâu nằm trong cách chăm sóc cây dứa bà con cũng cần quan tâm. Bà con có thể sử dụng 1 số hóa chất trừ cỏ chuyên dụng dùng cho dứa như: Ametryn (có các thuốc Ametrex, Gesapax…), chất Atrazin (các thuốc Atranex, Mizin…)
Những hóa chất trừ cỏ này, bà con sẽ phun sau khi làm đất lần cuối đề trồng dứa và sau khi trồng dứa cây cỏ còn nhỏ.
6. Bón phân cho cây dứa
Kĩ thuật chăm sóc cây dứa muốn tăng năng suất, cây ra nhiều quả to, thơm ngọt, bà con đặc biệt chú ý đến quá trình bón phân cho dứa. Đây là chất dinh dưỡng được đưa vào đất giúp dứa sinh trưởng và phát triển tốt.
* Bót lót
Bót lót cho cây dứa được tiến hành khi trồng vụ đầu hoặc sau mỗi vụ thu hoạch dứa. Nó quyết định đến quá trình sinh trưởng cũng như năng suất trồng dứa. Phân bón lót cho dứa chủ yếu là phân chuồng, phân vi sinh, phân rác, phân xanh, phân lân, vôi… (gọi chung là phân hữu cơ) bón với liều lượng 10-15 tấn/ha.
Lượng lân nguyên chất bà con cũng không nên bón vôi nhiều quá bởi cây dứa cần đất hơi chua, không ưa lượng canxi cao (P2O5) là 30-50 kg (tương đương 200-350 kg suoer lân). Lượng vôi khoảng từ 100-200 kg/ha tùy độ chua đất. Để biết chính xác lượng vôi cần bón, bà con nên tiến hành kiểm tra độ pH của đất bằng máy đo pH để bón cho phù hợp.
* Bón thúc
Trong cách chăm sóc cây dứa chuẩn, đạt năng suất cao thù bón thúc cho cây dứa sẽ sử dụng đến hỗn hợp đạm, và kali với liều lượng cho 1 cây là 5-8 giảm N + 10-15 giảm K2O (tương đương khoảng 10-20 giảm Urê + 20-30 giảm Clorua Kali). Bà con sẽ chia bón làm 3 lần
Ngoài ra, bà con cũng có thể bón 1 lần sau khi dứa ra hoa xong và lần này chỉ dùng kali và bổ sung thêm 1 số vi lượng, đơn cử như bo.
Trong kĩ thuật chăm sóc cây dứa nếu không có khả năng đầu tư nhiều, bà con có thể bón NPK với liều lượng 8:4:8 g/cây cũng cho kết quả tốt.
Cách bón: Bà con xới nông 2 bên hàng kép cách gốc khoảng 15-20 cm và sau đó rải phân rồi lắp đất lại. Rải phân xong nên tưới nước ngay. Ngoài ra, hàng năm bà con nên phun phân bón lá vài lần nhằm bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
7. Thu hoạch và bảo quản quả dứa
Thời gian chín của quả dứa rất nhanh, khi gặp nhiệt độ cao hay có mưa rào lớn quá rất dễ bị thối. Nên qui hoạch chia diện tích trồng thành nhiều vùng và trồng từng đợt để xử lý ra hoa ở các thời điểm khác nhau, hạn chế hao hụt sản phẩm.
- Thu koạch cho mục đích ăn tươi và xuất khẩu tươi: Thời gian thu hoạch quả tốt nhất là khi quả có màu xanh nhạt và một 1-2 mắt ở gần cuống có màu vàng.
- Dùng để chế biến cho công nghiệp: thường được thu hoạch lúc quả chưa tới độ chín hoàn toàn, khoảng 100 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Queen và 105 – 110 ngày sau khi nở hoa đối với dứa Cayenne. Dụng cụ thu hoạch, bảo quản phải sạch, tránh gây tổn thương trên vỏ qua trong quá trình thu hái và vận chuyển. Quả nên được vận chuyển đến nhà máy chế biến hay các chợ tiêu thụ, bến cảng... trong vòng 24-48 giờ.
96135-ntm.003373-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-dua-cho-nang-suat-cao.pdf