Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1373
Tổng truy cập : 564,554

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm

Giới thiệu kỹ thuật trồng và chăm sóc cây hồng xiêm: thời vụ và mật độ trồng, làm đất, bón lót và trồng cây, chăm sóc sau trồng, bón phân hàng năm, phòng trừ sâu bệnh.


1. Thời vụ và mật độ trồng:

- Cây hồng xiêm có thể trồng bât cứ vụ nào trong năm khi có điều kiện chủ động trong tưới tiêu cho cây.

- Cây hồng xiêm được trồng theo hàng với khoảng cách hàng cách hàng 5 – 8m. Khoảng cách giữa hai cây là 5 – 7m tương đương với 200 – 400 cây/ha.

2. Làm đất, bón lót và trồng cây:

- Làm đất: Đào hố với kích thước 60x60x60 cm hoặc 80x80x80cm

- Bón lót: Bón lót từ 10kg phân chuồng hoai + 1 kg supe lân + 100g ure + 100g kali hoặc 2kg phân NPK cho mỗi hố, dùng cuốc trộn đều phân với đất, lấp cho gần đầy hố. Bón phân trước khi trồng từ 30 ngày trở ra.

- Trồng cây:

Khi thời tiết thuận lợi như trời dâm mát, đất đủ ẩm thì tiến hành trồng cây. Dùng dao sắc rạch bỏ túi bầu (tránh để vỡ bầu), đặt cây giống vào giữa hố, lấp đất đến qua cổ rễ và nén chặt.

Trồng xong cần tưới đẫm nước ngay để tránh mất nước và rễ tiếp xúc với đất được tốt.

3. Chăm sóc sau trồng:

- Sau khi trồng cần phủ gốc và tưới ẩm thường xuyên đến khi cây ra lá ổn định. Vùng có gió bão nên cắm cọc và buộc chặt cây để không bị lay gốc khi cây còn nhỏ.

- Khi cây lên cao được 60 – 80cm cần bấm bỏ ngọn để cây phát sinh cành bên.

- Hàng năm cần cắt tỉa những cành không cần thiết như cành vượt, cành tăm, cành sâu bệnh,… nên tỉa vào thời gian sau vụ thu hoạch quả, vào những ngày nắng.

4. Bón phân hàng năm:

- Mỗi năm cần bổ xung lượng dinh dưỡng như sau: 0,6 – 1,0kg ure + 1kg supe lân + 0,6 – 1,0 kg kali clorua/cây. Khi cây đã ra nhiều quả cần bổ xung thêm phân chuồng với lượng 20 – 50kg/cây, từ 2 – 3 năm bón phân chuồng một lần.

- Cách bón: Khi đất ẩm chỉ cần rải đều phân trên mặt đất theo hình chiếu của tán, sau đó tưới nước để hòa tan phân. Khi trời khô hạn cần hòa tan phân trong nước để tưới hoặc rải đều phân theo hình chiếu của tán, xới nhẹ đất và tưới nước. Với phân chuồng và supe lân, đàu rãnh theo hình chiếu tán, bón phân và lấp kín đất.

5. Phòng trừ sâu bệnh

- Ruồi hại quả : Thu nhặt quả bị hại trộn với vôi đem chôn. Dùng bẫy bả, dùng 1-2 giọt Methyleugenol (mêtiongiênol) + vài giọt Dipterex 5%, đĩa đặt bả đặt trên giá treo cách mặt đất khoảng 1 m trong tán cây nơi râm mát. Vườn 1 ha đặt 1-2 bả, bảy ngày thay bả một lần.

- Sâu tiện vỏ: Cần theo dõi và phát hiện sớm khi sâu mới gây hại. Dùng dao cậy lớp vỏ tại vị trí có mùn cưa mới nhất, dùng que sắt nhỏ luồn theo đường đi của sâu để giệt sâu, hoặc dùng thuốc sâu thấm vào miếng giẻ nhỏ và nhít kín lỗ sâu vừa khoét.

6.Thu hoạch

- Ở miền Bắc từ khi nở hoa phải sau 8 – 10 tháng quả mới chín.

- Tiêu chuẩn xác định độ già thu hái là: cuống nhỏ lại, tai vểnh lên, lớp phấn nâu xám ngoài quả rạn nứt và bong ra vỏ quả chuyển màu xanh vàng và nhẵn, khi hái mủ ở cuống quả chảy ra ít hoặc không có. Nên hái quả từng đợt cách nhau 1-2 tuần/lần. Quả thu hoạch lên phân loại trước khi đem rấm.

http://hocviennongnghiep.com


4993-ntm.002153_ky-thuat-trong-va-cham-soc-hong-xiem.pdf