Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1945
Tổng truy cập : 560,088

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mãng cầu (na)

Bài trích giới thiệu một số lưu ý trong kỹ thuật trồng và chăm sóc mãng cầu (na): điều kiện canh tác, Cách trồng, phân bón và chăm sóc, tăng đậu trái, phòng trị sâu bệnh


1.Điều kiện canh tác

Thích hợp khí hậu nhiệt đới, tuy nhiên trồng được ở cả vùng nóng, vùng nóng có mùa đông lạnh, vùng Á nhiệt đới.

Mãng cầu ta  ưa mọc giữa trời nắng hay ít nắng che. Gặp thời tiết lạnh hay khô hạn kéo dài cũng bị rụng lá, tuy không chết nhưng trái sẽ không nhiều và không lớn. Thích hợp nhất trên loại đất phù sa. Đất nhiều vôi và magiê (Mg) trái to và ngọt hơn.

Riêng Mãng cầu xiêm,yêu cầu khí hậu nóng hơn mãng cầu ta, không trồng được ở các vĩ tuyến hơi cao. Do đó, Ở Việt Nam , mãng cầu xiêm chỉ trồng nhiều ở Miền Nam , ra tới phía bắc Nha Trang thì ít gặp. (Vũ Công Hậu - Trồng cây ăn quả ở Việt Nam )

Tất cả các loài mãng cầu đều có thể trồng được trên các loại đất, kể cả đất xấu. Chịu được hạn nhưng không chịu úng.

2.Cách trồng

Mãng cầu  có nhiều cách trồng. Thường trồng bằng phương pháp nhân giống vô tính như ghép (tháp). Riêng đối với mãng cầu xiêm, còn dùng phương pháp ghép với gốc bình bát, để tăng khả năng chịu ngập. Do đặc tính vùng đồng bằng sông Cửu long, thường ngập 6 tháng vào mùa lũ. Bình bát cùng một họ với mãng cầu. mãng cầu xiêm ghép bình bát, trái to hơn nhưng độ ngọt thấp hơn.

Mãng cầu ta trồng với khoảng cách 5-7mét. Có thể thời gian đầu, trồng dày, sau đó, khi cho trái ổn định, tỉa dần. Thời gian 3-4 năm, cây cho trái. Trái nhỏ hơn mãng cầu xiêm nhưng đậu trái nhiều, trung bình mỗi cây cho 50 trái  một năm. Cá biệt có cây cho cả trăm trái. Thường trái không chín cùng một lúc trên cây. Trái ngọt và dai hơn mãng cầu xiêm, thời gian ra trái  nhanh hơn, do đó mau cho thu hồi vốn đối với các nhà vườn.

Mãng cầu xiêm trồng với khoảng cách 3,5mét.  sau 2 năm cho trái, trái to hơn mãng cầu ta nhưng đậu trái thấp, trái nhiều nước nhưng hàm lương đường ít, chứa nhiều acid, giá trị calo cũng thấp hơn mãng cầu ta . Tỷ lệ thịt phần ăn được) trên trái là 70%. Trong khi ở mãng cầu ta chỉ có 45%.

3.Phân bón và chăm sóc

Phữu cơ (như phân chuồng, phân xanh,….): Khi đặt cây trồng, nên trộn phân  bón cho đất, liều lượng 20-30kg/gốc. Sau đó, chỉ bón thêm vào mỗi đợt sau thu hoạch trái, cây càng lớn, lượng bón càng tăng.

Phân hóa học như NPK ( loại 16-16-8) khoảng 50gram cho mỗi cây, vào mỗi tháng, tăng cường thêm một lượng ít Magiê (Mg). Sau khi đậu trái, cần tăng cường phân kali, bình quân 30-50gram cho mỗi cây. Cách bón: Hòa tan phân v2o thùng, tưới gốc. Phân chuồng có thể đào gốc ở mép tán cây, rãnh sâu 15-20cm, chú ý không làm đứt rễ, . Bón xong, lấp đất và tưới nước.Phân vi lượng có thể phun lến lá. nên pha nhiều nước, phun đều 2 mặt lá. Nên bón vào chiều mát, tránh bón vào lúc nắng gắt.Vào mùa nắng, thường xuyên tưới nước cho cây. Khi cây lớn, tỉa bỏ những nhánh già, nhánh nhỏ dài, nhánh cổi.

4.Tăng đậu trái

Tỷ lệ đậu trái mãng cầu xiêm thấp, một nguyên nhân do thụ phấn tự nhiên kém hiệu quả. Do đó thường gặp những trái mãng cầu xiêm có hình dáng ít đều đặn. Phần được thụ phấn múi có hạt thì no tròn, phình ra. Phần không được thụ phấn thì múi không có hạt, không phát triển được, vỏ phía ngoài co lại. hoa nở đợt đầu thường bị rụng, trường hợp này do đặc tính sinh lý của loài. Khắc phục bằng cách thụ phấn nhân tạo như sau: Hoa nở ở gần ngọn các cành hoặc trên cành nhỏ thường không đậu trái. Ngắt các hoa này, dùng phấn thụ bổ sung cho các hoa khác trên cành. Công việc nên thực hiện vào buổi chiều, ngắt các hoa này để vào chổ khô mát,  trong những túi giấy. Sáng hôm sau, đổ hoa ở túi giấy ra, dĩa khô, gắp bỏ các cánh hoa , bao phấn ra, chỉ chừa lại các hạt phấn. Phấn tốt khi có màu kem. nếu màu nâu nhạt hay màu đen là phấn hư, không dùng được. Dùng bút lông hoặc cọ nhúng phấn hoa phủ vào các hoa mãng cầu. Thường một hoa, có thể thụ phấn bổ sung cho 6 -8 hoa . Thời gian thụ phấn bổ sung tốt nhất vào khoảng 8 -9 giờ sáng. Có thể lặp lại công việc sau 4 ngày.

Hiện tượng rụng lá và rụng trái: Đất không đủ ẩm. Thiếu phân bón. Khắc phục: tưới nước đủ ẩm, bón phân, tăng cường phân hữu cơ, phân vi lượng, chọn giống tốt.

5.Sâu bệnh

- Rệp sáp, rệp mềm, ruồi đục trái: Bi 58  40 EC(Dimethoate), 1,0-1,5 lít/ ha (pha 25-30 ml/ bình 8 lít), mía: 1,5-2,0 lít/ ha (pha 30-40 ml/ bình 8 lít), Phun với lượng nước 500-600 lít/ ha, phun ướt đều thân, lá cây, Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày. Thuốc độc với cá, động vật thuỷ sinh, ong mật và thiên địch

Trừ rệp sáp, có thể dùng Difluent 25 WP(Buprofezin), 0,6-0,8 kg/ ha Pha thuốc với 400-600 lít nước, phun đều cho 1 ha Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 14 ngày Không phun thuốc khi trời nắng gắt hoặc mưa to .

- Bệnh thán thư do nấm Colletotrichum gloeosporivides : Binhnavil 50 SC (Carbendazim): 0,4-0,5 kg/ ha Pha thuốc với 600-800 lít nước phun đều cho 1 ha, phun ướt đều lá, thân cây Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch: 20 ngày Không phun thuốc khi trời nắng gắt hoặc mưa to.

 4736-ntm.00520_ky-thuat-trong-na.pdf