Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1252 |
Tổng truy cập : | 557,968 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây na dai
Na dai là giống cây ưa thoáng nhưng lại không nên trồng trên đất ngập úng. Để na dai cho năng xuất cao và chất lượng quả tốt nhất ngoài việc lựa chọn giống cây quả to, sai cần bón đủ các loại phân, cung cấp đầy đủ nước và phòng trừ sâu bệnh.
1. Tiêu chuẩn chọn giống
Na dai được trồng và nhân giống hiện nay bằng phương pháp gieo hạt và ghép cây.
Nếu trồng bằng phương pháp gieo hạt bạn cần chọn những hạt có quả to và sai. Thu lấy hạt và phơi khô sau đó gieo vào đất.
Cây trồng bằng phương pháp ghép hiện nay cho khả năng sinh trưởng đều và cây mau cho ra quả hơn.
2. Thời vụ trồng
Cây Na dai trồng vào mùa xuân và mùa mưa tháng 8-9. Cây cách cây trồng nên có khoảng cách tối thiểu 3m trở lên.
3. Chuẩn bị đất và đào hố trồng cây
Đất trồng Cây Na dai thích hợp với loại đất thịt cát pha giàu dinh dưỡng. Trước khi trồng 1 tháng cần đào hố và bón lót cho đất. Hố đào cần được có kích thước tối thiểu khoảng 50 x 50 x 50cm. Sau khi đào bạn tiến hành bón lót vào hố khoảng 1kg phân chuồng hoai mục và 1kg phân Super Lân.
4. Kỹ thuật trồng cây
Sau khi chuẩn bị hố trồng và cây giống bạn tiến hành chọn ngày đẹp trời không mưa để trồng cây. Đặt Cây Na dai vào giữa hố và lấp đất cố định cây giống. Sau khi trồng xong bạn tiến hành tưới nước cho cây ngay để duy trì độ ẩm tiếp sau đó 1 tháng.
5. Chăm sóc định kì cây na dai
Tưới nước : CâyNa dai là một giống cây ưa ẩm và ưa sáng nên để cây phát triển tốt nhất bạn nên trồng cây ở nơi có nhiều ánh sáng và nước nước thường xuyên cho cây. Mùa khô cần tăng lượng nước tưới và mùa mưa cần thoát nước tốt cho đất vì na dai không chịu được ngập úng. Để hạn chế mầm bệnh bạn cũng cần làm sạch cỏ dại cho cây và xới xáo đất cho tơi xốp.
6. Tỉa cành tạo tán cho cây
Cây Na dai muốn cho năng suất cao cần có nhiều cành và tán rộng. Chính vì thế việc tỉa cành tạo tán đúng kĩ thuật cho cây là điều khá quan trọng. Sau khi trồng khoảng 3 tháng cây lúc này đã coa hơn 1m. Bạn tiến hành dùng kéo cắt tỉa chồi ngọn để cây cho ra những cây cành cấp 1. Những cành cấp 1 phát triển bạn tiến hành cắt tỉa tạo cành cấp 2-3 tiếp. Việc tỉa cành cũng để loại bỏ đi những cành vượt, cành héo úa sâu bệnh giữ lại những cành khỏe mạnh để trồng.
7. Kỹ thuật bón phân
Trong 3 năm đầu bạn nên bón số lượng phân nhiều để cây phát triển và sinh trưởng tốt hơn. Tỷ lệ cứ 2 tháng bạn tiến hành bón 1 lần với mỗi gốc khoảng 10kg phân chuồng hoai mục, 1kg phân NPK và thêm vôi bột. Những năm sau khi cây đã cho thu hoạch mỗi kì bạn cần bón phân để tiếp sức cho cây cho ra quả vào năm tới.
8. Phòng trừ sâu bệnh
Theo nhiều chuyên gia làm vườn giống na dai ít sâu bệnh tuy nhiên vẫn cần chú ý phòng trừ rệp sáp và các loại sâu hại quả. Những loại rệp thường xâm nhập vào kẽ vỏ na và gây hỏng quả hoặc khiến chất lượng mẫu mã na dai giảm đi nhiều.
9. Thu hoạch và bảo quản
Khi na mở mắt cũng là lúc mùa thu hoạch na dai đã đến. Lúc này kích thước quả đã khá to và quả có mùi thơm đặc trưng. Nên thu hái na dai vào lúc trời mát không mưa dùng kéo cắt cuống rồi đặt nhẹ nhàng vào thùng xốp hoặc giỏ nhựa. Bảo quản nơi thoáng mát và có thể vận chuyển ngay đến nơi tiêu thụ.
60633-ntm.003365-ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-na-dai.pdf