Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 466 |
Tổng truy cập : | 562,625 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt đường
Giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc cây quýt đường, cần lưu ý: mật độ trồng, đất trồng, chuẩn bị hố trồng, tưới nước và bón phân, phòng trừ sâu bệnh hai cho cây, cắt tỉa cành tạo tán,…
Kỹ thuật trồng cây quýt đường hiện được nhiều nơi áp dụng không chỉ bởi nó mang lại nguồn dinh dưỡng cao mà còn cho năng suất cực cao cho người trồng.
Quýt đường được cho là loại quả giàu dinh dưỡng tốt cho sức khỏe. Không những múi quýt tốt mà vỏ quýt cũng được sử dụng làm thuốc trong đông y. Đây cũng là món được tráng miệng sau mỗi bữa cơm, loại quả ngon, bổ, rẻ được nhiều bà nội trợ tin dùng. Nhận biết được nhu cầu cao của thị trường nên hiện nhiều nơi áp dụng kỹ thuật trồng cây quýt đường này rất phổ biến. Tuy nhiên để mang lại hiệu quả kinh tế cao thì không phải bà con nào cũng biết cách áp dụng.
Kỹ thuật trồng cây quýt đường:
1. Mật độ trồng quýt đường
Quýt đường có thể trồng với khoảng cách 6m x 6m hoặc 5m x 5m. Cũng có thể trồng dày 3m x 4m khi trồng so le. Nhưng vườn sẽ rậm rạp dễ phát sinh sâu bệnh.
2. Đất trồng quýt đường
Quýt đường trồng được trên nhiều loại đất, nhưng sinh trưởng tốt nhất trên đất thịt pha, thoát nước tốt, tầng canh tác tối thiểu 0.5m. Trồng ở các vùng trũng cần đắp mô cao 50 – 80cm để hạn chế ngập úng vào mùa mưa.
3. Chuẩn bị hố trồng quýt
Việc đào hố trồng cần được tiến hành trước khi trồng cây khoảng 20-25 ngày. Hố có kích thước 60cm x 60cm x 60cm. Mỗi hố trộn với 30-50kg phân chuồng hoai mục (hoặc 25kg phân hữu cơ vi sinh công nghiệp) + 250 – 300g supe lân + 200 – 250 g kali sunfat + 1 kg vôi bột.
Khi trồng dùng cuốc lấp đầy hố bằng hỗn hợp đất + phân như trên, đào 1 lỗ giữa hố kích thước lớn hơn bầu ươm một chút. Xé nhẹ lớp nilon bầu ươm, tránh làm bể bầu, đặt cây giống quýt đường vào chính giữa hố, lấp đất và dùng chân nén nhẹ xung quanh gốc.
Sau khi trồng nên tưới nước ngay. Thường xuyên kiểm tra độ ẩm của đất và bổ sung nước thường xuyên trong suốt 1-2 tháng đầu sau khi trồng. Nếu trồng vào mùa khô, khoảng 3-5 ngày tưới nước 1 lần. Kết hợp với phủ rơm, lá khô để giữ ẩm. Nếu trồng ở khu vực trống trải, nhiều gió, cần cắm cọc cố định cây.
Thời điểm thích hợp để trồng quýt là vào cuối mùa khô đầu mùa mưa (Tháng 4-5 DL). Không nên trồng chung quýt đường với các loại cây có múi như: Cam sành, Bưởi da xanh, Chanh không hạt, chanh đào…
4. Cách chăm sóc cây quýt đường
Chăm sóc cây quýt đường cần phải chú ý đến việc tưới nước sao cho vừa đủ không được quá sũng gây ngập rễ. Trong tháng đâu tiên trồng quýt đường cứ khoảng từ 3 tới 5 ngày tưới một lần trong tháng đầu tiên. Tưới nước là cần thiết, đặc biệt vào mùa khô. Luôn cần độ ẩm đất ổn định.
Trồng quýt đường cũng giống như nhiều loại cây trồng khác đó là việc bón phân thúc cây phát triển rất quan trọng. Trong khi đó cây quýt cần rất nhiều chất dinh dưỡng, nhất là thời kì cây ra đọt non, ra hoa kết trái. Muốn cây cho trái năng suất cao, phẩm chất ngon thì phải cung cấp đầy đủ và hợp lí dinh dưỡng cho cây, tùy theo đất tốt hay xấu, giống và tình trạng sinh trưởng của cây mà quyết định bón phân sao cho thích hợp, cân đối.
5. Phòng trừ sâu bệnh hại cây
Trồng quýt đường phải để ý và quan sát kỹ bởi rất nhiều loại sâu bệnh hại cây từ sâu bò vẽ bùa xuất hiện từ tháng 4 – tháng 10 sử dụng thuốc phun Wofatox 0,1 – 0,2% hoặc BI58 0,2% xen kẽ với sunfat nicôtin 0,2%. Sâu nhớt xuất hiện từ tháng 2 – 4 bạn nên Phun Wofatox 0,2% hoặc DDT sữa 25% trước và sau khi nở hoa. Ngoài ra còn nhện đỏ có mặt vào mùa Đông và Xuân nên Phun Wofatox 0,1 – 0,2%; hoặc phun Kentan 0,1%. Nhện trắng và nhất là sâu đục cành xuất hiện từ tháng 5 – 6.
6. Cắt tỉa cành tạo tán
Kỹ thuật cắt tỉa cành và tạo tán cho cây quyết định rất nhiều tới năng suất cây trồng. Do đó, ngay từ khi cây hồi phục sau trồng, cắt ngọn để cây chỉ cao 30 – 40 cm, để 6-8 mầm khỏe cách nhau 7 – 10 cm từ mầm nẩy ra từ gốc ghép. Quýt ra hoa trên cành non mới sinh nên cần đốn bỏ cành già, cành bệnh để kích thích cây ra cành mới. Tùy theo khoảng cách trồng mà cắt tỉa cành cho cân đối, tán tỏa đều quanh gốc. Sau mỗi vụ thu hoạch cần rong tỉa các cành già, bệnh để cây ra hoa và đọt non mới cho những năm tiếp theo.
7. Xử lý ra hoa cho quýt đường
Để cây ra hoa đồng loạt, tăng tỷ lệ thụ phấn và đậu trái cần tiến hành xử lý ra hoa bằng cách ngưng tưới nước, nếu trồng trên mô, cần rút nước khỏi mương. Khi thấy cây héo thì tiến hành tưới nước để cây bung đọt, ra hoa.
8. Thu hoạch quýt đường
Quýt đường từ khi ra hoa đến thu hoạch khoảng 8-10 tháng,…thời gian thu hoạch phải có nắng khô ráo, không nên thu trái sau mưa hoặc có mù sương nhiều vì trái dễ bị ẩm thối. Quýt thu xong cần bảo quản kỹ để nơi thoáng mát, không nên tồn trữ quá 15 ngày sẽ giảm giá trị thương phẩm.
6310-ntm.002604_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-quyt-duong.pdf