Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1070
Tổng truy cập : 564,022

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây thiên lý

Hướng dẫn quy trình trồng và chăm sóc cây thiên lý: điều kiện thích hợp trồng cây, thời vụ trồng hoa, lựa chọn giống hoa, kỹ thuật trồng hoa, chăm sóc hoa thiên lý


Hoa thiên lý được biết đến với những cái tên khác như là dây thiên lý, dạ lý hương. Cây hoa thiên lý thường được trồng thành giàn để có thể trang trí, che nắng ngoài ra hoa của nó làm món ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng cho cơ thể

Đặc biệt, hoa thiên lý còn mang biểu tượng của tình yêu trong sáng, thơ ngây và thanh tao. Chính bởi vậy mà hoa thiên lý được nhiều người áp dụng kỹ thuật trồng cây tại nhà làm cảnh, bóng mát... nhưng để trồng hoa thiên lý đúng cách thì không phải ai cũng thực hiện được.

1. Điều kiện thích hợp trồng cây thiên lý

Thiên lý là cây ưa ẩm, ưa sáng, sinh sản vô tính và hữu tính. Tuy nhiên cây hoa thiên lý lại chịu rét kém, nếu dưới 10 độ C cây sẽ khó phát triển nên nếu trồng hãy lựa chọn thời điểm thích hợp và nơi hứng nhiều nắng.

2. Thời vụ trồng hoa thiên lý

Thời điểm trồng hoa thiên lý có thể áp dụng quanh năm nhưng thích hợp nhất vẫn là mùa Hè, mùa Đông rét cây sẽ khó sống do đó hãy ươm trồng vào lúc Đông chí.

3. Lựa chọn giống hoa thiên lý

Hãy chọn cây giống thiên lý già, sạch bệnh, mập, lá xanh, độ dài tối thiểu từ 6 đếm 7mm. Cũng có thể nhân giống bằng cách cắt đoạn ngắn dài khoảng 30cm để ươm bầu hoặc cắt đoạn dài 80 – 100cm để khoanh tròn ươm trong chậu hoặc trồng ngay lên hố đã chuẩn bị sẵn.

Lưu ý sau khi cắt cần chấm tro để chống chảy nhựa, mất nước và sát khuẩn rồi mới ươm trồng và để đầu thò lên mặt đất 10cm. Tưới đủ ẩm, chống rét bằng cách che đậy để tránh người và súc vật va chạm vào. Cắm que cho cây leo, chỉ để 2 mầm thành dây leo lên giàn.

4. Kỹ thuật trồng hoa thiên lý

Kỹ thuật trồng hoa thiên lý nên lựa chọn đất tơi xốp, ẩm và thoát nước tốt.

Nếu nơi hiếm đất như nhà ở đô thị, tối thiểu phải xây bồn cao sau đó mua đất tại các cửa hàng bán cây cảnh. Sau đó xếp xen kẽ vở dừa với đất vào bồn sau đó trồng cây giống xuống. Nhớ ấn nhẹ để cây có độ cứng cáp.

Vì là cây dây leo nên việc làm giàn cho hoa thiên lý cũng khá quan trọng. Do đó hãy chọn nơi không có cây to hoặc không sát nhà cao tường che nắng. Tối thiểu cũng phải có ánh nắng chiếu trực tiếp được 4 - 6 giờ mỗi ngày. Làm giàn hơi nghiêng vào góc có nắng chiếu.

5. Chăm sóc hoa thiên lý

Là cây ưa ẩm nên tuyệt đối không được để cây khô héo nhưng cũng không được để ngập úng, nếu úng phải thoát nước ngay lập tức kẻo thối rễ. Khi dây leo cao được 2m, bộ rễ đã phát triển mới bón thúc bằng nước giải pha loãng 1/20, tưới cách gốc 60cm.

Khi cây nằm trên giàn để giúp chúng tỏa tán rộng khắp thì cần dẫn nhánh chủ chạy thẳng tránh để các nhánh quấn quýt vào nhau. Thường xuyên tỉa lá già, ủ rồi bón lại cho cây. Từ năm thứ hai trở đi, mỗi năm cắt hết dây nhỏ và lá vào tiết Đông chí để diệt mầm bệnh và chống rét.

6. Phòng trừ sâu bệnh hại cây hoa thiên lý

Trồng cây thiên lý chủ yếu mắc bệnh rệp. Để kịp thời phòng bệnh phải kiểm tra hàng ngày từ lúc bắt đầu có lá, giết ngay bằng tay, nếu nhiều phải dùng chổi lông quét rệp vào tờ bìa cứng rồi đốt cháy rệp. Khi có nụ phải kiểm tra xem rệp có chui vào kẽ chùm nụ hay không, nếu có thì dùng tăm nhọn đẩy rệp ra giết. Ngoài ra hoa thiên lý cũng rất dễ bị nấm đen thường gọi là muội, phát triển trên lá và dây; chỗ có nhiều lớp lá thường có nấm đen.

Nó làm cho cây chảy nhựa và suy yếu. Diệt nấm bằng cách không để lá dày nhiều lớp, hái bớt lá non để ăn, lá già để làm phân. Nếu thấy muội đen, hái toàn bộ lá có muội rắc vôi bột vào đem chôn.

7. Tác dụng chữa bệnh của cây thiên lý

Để chữa bệnh trĩ bằng lá thiên lý người bệnh hãy hái 1 nắm lá thiên lý (loại lá non) rửa sạch rồi mang giã lẫn với 1 chút muối ăn. Sau đó cho thêm 1 chút nước vào rồi đun sôi. Tiếp theo khi hỗn hợp này đỡ nóng thì dùng vải sạch lọc lấy nước cốt. Cuối cùng hãy lấy bông gạc thấm nước hỗn hợp này và đắp trực tiếp lên hậu môn.

Những người bị trĩ mà chữa bệnh theo hướng này thì cần phải thực hiện đều đặn đắp hỗn hợp nước lá thiên lý từ 1 – 2 lần / ngày và phải thực hiện đều đặn trong 1 thời gian dài cho đến khi hết hẳn triệu chứng của bệnh trĩ.

Bên cạnh việc đắp lá thiên lý người bệnh nên kết hợp uống nước lá thiên lý tươi từ 3 – 4 chén mỗi ngày. Ngoài ra người bệnh cũng có thể dùng lá hoặc hoa thiên lý nấu với thịt để giúp thanh nhiệt cơ thể. Nếu áp dụng nghiêm chỉnh cách làm trên thì các triệu chứng đau rát, sưng tấy hậu môn sẽ giảm và búi trĩ sẽ nhanh chóng teo đi.


8565-ntm.002200_ky-thuat-trong-va-cham-soc-cay-thien-ly.pdf