Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1695
Tổng truy cập : 559,319

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua chuỗi ngọc

Tìm hiểu kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua chuỗi ngọc: thời vụ; xử lý đất, làm đất, bón lót; mật độ, cách trồng cây; bón phân, chăm sóc; phòng trừ sâu bệnh; thu hoạch cà chua chuỗi ngọc.


Kỹ thuật trồng và chăm sóc giống cà chua chuỗi ngọc

 

Giống cà chua chuỗi ngọc được du nhập vào nước ta vài năm trở lại đây và được nhiều người dân rất ưa chuộng. Cà chua chuỗi ngọc được bán trên thị trường với giá trị cao, nhiều người quan tâm về kỹ thuật trồng giống cà chua này tại nhà để thu hái sử dụng thay cho một số hoa quả khác.

1. Thời vụ: Các tỉnh phía Nam: Gieo trồng quanh năm.

Các tỉnh phía Bắc:

Vụ Xuân - hè có lịch gieo trồng như sau: Gieo hạt từ 6/1 tới tháng 2 dương lịch. Trồng cây ra ruộng: từ 5/2 – 20/3 dương lịch.

Vụ Thu - đông Gieo hạt từ 27/7 - 1/9, trồng cây ra ruộng: từ 20/8-25/9 dương lịch.

2.Xử lý đất, làm đất, bón lót

Sau khi làm đất rắc vôi bột 35kg/sào và phơi 30 ngày. Sau đó lên luống rộng 1,2m rãnh sâu 30cm, rộng 30cm.Khi đất cần phải xử lý rắc vibam, phun khử mầm bệnh bằng Valizacin, tiến hành bón lót vào đất trước 15 ngày trồng cây.

3. Mật độ, cách trồng cây

 - Mật độ trồng: Hàng cách hàng 60cm, cây cách cây 50 cm

Khi trồng lấy cây có bầu đặt đúng mật độ và lấp đất kíin bầu. Sau khi trồng tưới nước giữ ẩm cho cây bén rễ. Sau khi trồng cây có thể phun phòng bệnh bằng Zineb hoặc oxit đồng.

4.  Bón phân, chăm sóc

4.1. Các loại phân, số lượng bón 1 sào Bắc bộ:

Dùng phân chuồng hoai mục: 400 kg; NPK (13:13:13) 15 kg, super lân Lâm thao 19 kg, đạm urea 8 kg, kali  clorua 7kg.

Sử dụng các loại chế phẩm phân vi lượng (bón lá) tưới phun bổ sung sẽ có danh mục và hướng dẫn sử dụng cụ thể.

4.2. Bón lót:

     - Supe lân 12 kg/sào.

 - Toàn bộ phân NPK

 - Toàn bộ phân chuồng hoai mục sau đó lấp đất lại.

 4.3. Bón thúc các đợt:

Bón thúc đợt 1: Sau khi trồng khoảng 7ngày ngâm 1 kg lân +2.0 kg NPK + 1 kg đạm pha loãng tưới đều cho 1 sào.

Lần 2 sau lần 1 khoảng 78 ngày ngâm 1,5 kg lân+ 1,5 NPK (13:13:13) + 2 kg đạm cho 1 sào. Kết hợp xới, phá váng.

 Bón thúc đợt 2: Thực hiện sau trồng 30 ngày.

 Số lượng phân bón cho 1 sào như sau: NPK 8 kg, đạm urea 2 kg, kali 2 kg, bón ở khoảng giữa 2 cây, tưới đẫm nước.

 Bón thúc đợt 3:  Trước thu hoạch lứa đầu khoảng 10 ngày. Ngâm NPK (13:13:13), đạm, kali, pha loãng tưới đều. 

5. Phòng trừ sâu bệnh

 Theo dõi diễn biến thời tiết, bệnh trong suốt quá trình trồng cà chua để phun phòng trừ các bệnh bằng các chế phẩm như: Zineb, Aliatte là loại thuốc trị nhiều loại bệnh, Ridomil trị bệnh nấm mốc sương, Score hiệu quả trị bệnh héo vàng cần phun đẫm xuống gốc cây.

 + Làm dàn chắc: Cắm theo cụm 4 cây trụ buộc 2 dáo: Dáo 1 cách mặt đất khoảng 40cm, dáo 2 cách dáo 1: 40cm,...Tạo hình buộc cây vào các dáo sao cho không bị chồng chéo để dễ chăm sóc.

6. Thu hoạch: Khi quả chín 80-100%. Dùng dao sắc cắt đứt cuống dài 0.5 cm, xếp vào thùng cứng sạch, có lót đệm nhẹ để không làm dập quả, vận chuyển về kho bảo quản, phân loại đem tiêu thụ.

19659-ntm.003135_ky-thuat-trong-va-cham-soc-giong-ca-chua-chuoi-ngoc.pdf