Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1796 |
Tổng truy cập : | 565,387 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hành tây
Giới thiệu quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc hành tây: thời vụ,vườn ươm, làm đất trồng, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh
1. Thời vụ
- Vụ sớm : gieo từ 10 – 15 tháng 8, trồng đầu tháng 9;
- Chính vụ : gieo từ 5 – 10 tháng 9, trồng 10 – 20 tháng 10.
2. Vườn ươm
Hành tây thích hợp với đất cát pha hoặc thịt nhẹ, độ pH 5,5 – 6. Phơi ải 7 – 10 ngày. Cày bừa kỹ, đất nhỏ, tơi xốp; lên luống rộng 1 – 1,2m. Xử lý đất bằng vôi bột trước khi gieo 7 ngày.
- Bón lót : 500 – 800 kg phân chuồng + 7 kg super lân + 2 kg sulphat/ 1 sào Bắc Bộ.
- Lượng hạt gieo : 80g hạt gieo trên 24 m2 trồng cho 1 sào Bắc Bộ.
Sau khi gieo lấp lớp đất nhỏ lên trên, dùng rơm rạ ngắn 4 – 5 cm phủ lên mặt luống.
- Tưới nước thường xuyên, ngày 1- 2 lần cho đến trước khi nhổ 1 tuần thì ngưng tưới để huấn luyện cây con. Trước khi nhổ 5 - 6 giờ tưới nước đẫm cho dễ nhổ, hạn chế đứt rễ. Vụ gieo sớm cần có giàn che cho cây con lúc nắng gắt, mưa to.
- Sau khi gieo 37 – 40 ngày thì nhổ đem trồng.
- Tiêu chuẩn cây giống : Cây cao 15 – 18 cm, lá thẳng, cứng, xanh, rễ thẳng, có 4 -5 lá thật.
3. Làm đất trồng
- Nên trồng hành tây trên đất được luân canh với lúa nước để hạn chế sâu bệnh, đất thịt nhẹ, độ pH 5,5 -6, mùn tổng số 1,2 – 1,5%. Đất làm nhỏ, tơi xốp, sạch cỏ dại, lên luống rộng 1m, cao 25cm, rãnh rộng 25cm.
- Nơi trồng xa nguồn nước thải, xa đường quốc lộ trên 100m, xa khu công nghiệp.
- Đất trồng phải chủ động tưới tiêu.
- Khoảng cách trồng: 25x13 -15 cm (mật độ 6.000 – 6.500 cây/sào Bắc Bộ).
4. Bón phân
Sử dụng phân chuồng hoai mục hoặc phân hữu cơ vi sinh, phân rác chế biến.
Phân bón cho 1 ha hành tây : 27 tấn phân chuồng + 120 kg phân đạm + 90kg P2O5 + 120 kg K2O. (Bón cho 1 sào Bắc Bộ: 800 – 900kg phân chuồng + 10kg phân đạm ure + 16 super lân + 10 kg sulphat kali).
Chia ra :
- Bón lót: Toàn bộ phân chuồng + phân lân + 20% đạm + 30% Kali
- Bón thúc: Lần 1 : vào thời kỳ hồi xanh, bón 30% phân đạm; Lần 2 : sau hồi xanh 15 – 20 ngày, bón 30% đạm + 50% Kali; Lần 3 : sau đợt 2 : 15 – 20 ngày, bón số phân đạm và kali còn lại, kết hợp vun gốc.
5. Tưới nước
Dùng nước phù sa, hoặc nước giếng khoan. Không dùng nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp, nước ao tù. Làm cỏ, vun xới, kết hợp với tưới nước, đảm bảo độ ẩm thường xuyên cho cây.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Cây hành tây thường ít bị sâu hại. Bệnh hường gặp là bệnh cháy lá hành, bệnh sương mai và bệnh thối nhũn. Cần áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như vệ sinh đồng ruộng, bón phân phối hợp N –P – K và bón đúng giai đoạn. Đảm bảo chế độ tưới nước hợp lý nhất là những ngày nhiệt độ cao, trời âm u, số giờ nắng ít và mưa kéo dài. Khi thật cần thiết mới dùng thuốc hóa học. Không dùng các loại thuốc đã cấm sử dụng và phải đảm bảo thời gian cách ly trước khi thu hoạch.
- Bệnh sương mai (Peronospora sp.) thường xuất hiện giai đoạn nhiệt độ thấp ( <20°C), ẩm độ không khí cao ( trên 90%), có thể dùng các thuốc : Boocđô, Roval 50WP, Ridomil 72 WP …
- Bệnh thối củ do vi khuẩn (Ervinia sp.) hoặc loài nấm (Botrytis) gây hại từ lúc củ chắc đến khi thu hoạch và bảo quản. Phòng trừ bệnh bằng cách xử lý hạt giống trước khi gieo và bón phân cân đối, không bón quá nhiều đạm. Khi bệnh xuất hiện có thể dùng thuốc Daconil 75WP, Kasuran 45 +2WP…thời gian cách ly 2 tuần.
36127-ntm.001441_ky_thuat_trong_va_cham_soc_hanh_tay.pdf