Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 39678 |
Tổng truy cập : | 730,158 |
Trồng trọt
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mít
Cây mít thuộc nhóm cây ăn quả, là loại cây có giá trị kinh tế cao. Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mít khá đơn giản bao gồm các bước:Vệ sinh đất trồng, tưới nước, bón phân cho cây, tỉa cành, tạo tán, phòng ngừa sâu bệnh hại và thu hoạch.
1. Vệ sinh đất trồng mít
Đây là một khâu rất quan trọng nhằm hạn chế tối đa cỏ cnahj tranh dinh dưỡng với cây mít. Rễ mít mọc nổi nên tuyệt đối không cuốc sâu xung quanh gốc cây làm tổn thương rễ trong quá trình làm vệ sinh cỏ, rễ cây bị ảnh hưởng múi mít dễ bị nhỏ, sượng.
2. Tưới nước
Thời kì đầu khi trồng cây cần thường xuyên cung cấp nước cho cây, sau khi cây được một năm tuổi lượng nước cung cấp cho cây cần hạn chế. Vì vậy nếu trồng cây vào mùa mưa thì không cần tưới nước cho cây.
3. Bón phân cho cây
Là yếu tố quan trọng quyết định đến năng suất của cây trồng. Sau khi thu hoạch xong trái cần bón phân cho cây kết hợp với công việc tạo tán, tỉa cành. Lượng phân bón cần thiết cho cây vào khoảng 5kg phân chuồng hoai mục cho một gốc cây. Đồng thời cần bón khoảng 0,4kg phân lân giúp cây phục hồi và phát triển bộ rễ. Để lá cây phát triển thuận lợi cần bón phân chuyên dùng cho lá là 0,4kg phân AT-01 một gốc cây.
Trước khi cây ra hoa cần bón 0,4kg phân AT-02 giúp cây ra hoa đều. Phân AT-02 có hàm lượng P và K nhiều hơn N rất tốt cho sự phát triển của hoa.
Khi cây kết trái cần sử dụng 0,4kg phân AT-03 mỗi gốc giúp quả nhanh lớn.
Trước khi thu hoạch quả 1 tháng: bón 0,3kg phân NPK (13-7-19 +TE) cho cây giúp quả mau lớn, cứng cáp không bị thối rụng.
Sau 4 năm đầu, từ năm thứ 4 tính từ khi trồng cây, sau khi thu hoạch trái định kỳ bón cho cây 25kg phân chuồng đã ủ hoai mục và 1kg vôi bột vùng với phân hóa học. Bón phân hóa học chia làm các lần như sau: 3 lần bón mỗi lần cách nhau mười ngày với 0,3kg ure + 0,2kg DAP + 0,15kg kali mỗi lần cho mỗi gốc cây. Khi cây ra hoa cũng chia 3 lần bón mỗi lần cách nhau mười ngày với 0,15kg DAP + 0,1kg kali mỗi lần cho mỗi gốc cây. Khi cây ra quả bón cho cây 0,7kg ure + 0,4 kg kali cho mỗi gốc cây.
4. Tỉa cành, tạo tán cho cây
Khi chiều cao cây được khoảng 1m, số lần tỉa cành phụ thuộc vào việc cây đã ra quả hay chưa. Với cây chưa ra quả tỉa cành cho cây khoảng 2 hoặc 3 làn mỗi năm, khi cây đã ra quả chỉ nên tỉa cành cho cây mỗi năm một lần khi cây thu hoạch xong. Loại bỏ các cành cành nhỏ, cành sát mặt đất, các cành không mọc không đúng hướng, các cành tược và các cành sâu bệnh.
Cần giữ lại các cành cành cấp 1, các cành này cách gốc cây khoảng 45cm, mọc theo các hướng khác nhau, khoảng cách giữa cành trên và cành dưới là 45 cm, chỉ để 4 hoặc 5 cành cấp 1. Những cành cấp 2 cũng không nên để nhiều, cần phải tỉa bớt tránh tình trạng để quá dày cây nhiều sâu bệnh hại và ít được cung cấp khí oxy cho cây.
5. Một số sâu bệnh hại trên cây mít
Cây mít có giá trị kinh tế cao, chính vì thế bà con cần chú ý phát hiện sớm sâu bệnh hại để có biện pháp xử lý kịp thời hạn chế sâu bệnh phát triển làm giảm năng suất, chất lượng mít. Bà con cần lưu ý một số sâu bệnh hại thường xuất hiện trên cây mít:
- Ruồi đục trái và bệnh thối trái:
Ruồi đục trái thương xuất hiện nhiều vào mùa mưa, ruồi thường hoạt động vào ban ngày, những con ruồi cái chích vào vỏ trái và đẻ trứng. Trứng ruồi phát triển thànhấu trùng dòi, sống và gây hại ở bên trong thịt trái. Ruồi gây hại suốt thời kỳ cây mang trái, nhưng chủ yếu là thời kỳ trái non và thời kỳ trái bắt đầu chín. Ruồi đục trái là nguyên nhân chính dẫn đến bệnh thối trái trên cây mít.
Dấu hiệu để bà con có thể nhận biết được trái mít bị ruồi đục trái tấn công là ở trên vỏ trái thường có những đốm nhỏ màu nâu có nhựa đục chảy ra, tại những vết bệnh thường bị mềm nhũn.
- Sâu đục thân, đục cành:
Sâu gây hại hầu như quanh năm và ở mọi giai đoạn phát triển của cây mít. Sâu đục cành gây hại bằng cách các con sâu xén tóc đuôi xám đẻ trứng lên thân, cành của của cây mít, sau đó chui vào thân cây để gây hại. Đặc biệt vào tháng 4 tháng 5, đầu tháng 6, bà con cần thường xuyên thăm vườn để phát hiện sớm sâu sẽn tóc để tiêu diệt, vì đây là nguyên nhân chính dẫn đến cây bị đục cành, đục thân.
Dấu hiệu nhận biết cây bị sâu tấn công là ở trên cây có những lỗ nhỏ thấy có mùn gỗ đẩy ra. Sâu gây hại nếu không phát hiện sớm sẽ khiến cây chết, khô cành, gãy cành.
- Bệnh thối gốc, chảy nhựa:
Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa hoặc ở những vườn ẩm ướt, bị nhiều vết thương do sâu gây hại chích hút nhựa cây.
Dấu hiệu của bệnh là ở gốc cây có vết loét, dịch từ bên trong rỉ ra, vỏ cây ở những điểm này thường bị thối. Bệnh gây hại trên cây khiến lá cây nị vàng, rụng, chết cây.
Để hạn chế bệnh phát triển bà con cần vệ sinh vườn, tạo hệ thống tiêu thoát nước tốt tránh vườn bị ngập ứng, ẩm thấp.
- Bệnh thối nhũn:
Thường xuất hiện ở thời kì cây con, ở trong những vườn ươm có độ ẩm cao ở trên gốc, giá thể có những nấm tròn lây nhanh, xuất hiện khiến gốc cây bị teo, ngọn cây bị thối, làm giảm đỉnh sinh trưởng của cây, chết cây.
Phòng trừ sâu bệnh hại cây mít phòng trừ sâu bệnh hại cho cây mít là kỹ thuật mà mọi nhà nông cần nắm rõ nhằm giúp cây trồng đạt hiệu quả cao nhất
- Rầy, rệp hại mít:
Cây mít thương xuất hiện nhiều loại rầy, rệp gây hại, các loại rầy rệp này thường gây hại trên lá non, đọt non, trái bằng cách chích hút nhựa, trái và lá cây bị quăn queo. Rầy gây hại làm giảm tốc độ phát triển của cây, dị dạng ở trái.
6. Thu hoạch mít
Ta sẽ bắt đầu thu hoạch khi gai mít nở, lá yếm chuyển sang màu vàng nhạt.Thời gian thu hoạch cũng rất quan trọng đó là khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 3 giờ chiều. Khi hái cần nhẹ nhàng, cắt rời quả với thân cây và để lại cuống trên quả. Đặc biệt lưu ý khi hái không được quăng ném, giữ cho quả mít không bị dập nát, làm mất đi vẻ ngoài của nó. Chú ý cẩn thận để không làm gãy gai hay làm sứt cuống. Sau khi hái, đặt mít nằm ngang, cuống trái quay xuống thấp sao cho mủ/ nhựa chảy ra ngoài. Điều quan trọng đó là không để mít chồng lên nhau.
7. Đóng gói mít
Lót lá, giấy báo hoặc rơm dưới đáy hoặc xung quanh thành thùng chứa. Xếp mít thành từng lớp ngay ngắn để tránh chúng bị xô đập, dập nát. Khi xếp quả ta quay cuống trái lên phía trên để khi tiếp xúc với không khí bên ngoài, quả chín nhanh, múi mít ngọt, thịt quả không bị sượng. Nhằm đảm bảo chất lượng mít luôn được tươi ngon trong suốt quá trình vận chuyển tốt nhất ta nên sử dụng các loại container lạnh hoặc xe tải lạnh. Chỉ cần đóng mít vào thùng xốp nhiều lỗ thoáng khí trước khi đóng vào các khoang lạnh. Việc đóng vào thùng xốp cũng giúp giảm thiểu va đập cho trái cây trong khoang làm lạnh mà còn giúp loại quả này tươi ngon lâu hơn, phù hợp với việc vận chuyển tới những địa điểm xa.
8. Bảo quản mít
Ta để quả tại nơi khô ráo và thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp hay nơi ẩm mốc. Nếu để quả dưới đất, cần sử dụng một lớp lót như lá hoặc rơm tránh quả tiếp xúc với mặt đất. Cần phân loại những quả tươi ngon và dập nát, không để chúng một nơi, tránh cách quả tươi ngon sẽ bị thâm đen.
9. Cách giấm mít
Bước đầu tiên hãy dùng lá chuối khô hoặc giấy hay rơm lót bên dưới và xung quanh mít hoặc sọt đựng. Tiếp theo ta gói đất đèn trong giấy để dưới đất hoặc sọt, sau đó xếp chúng lên trên. Bạn hãy dùng bao tải hoặc giấy bọc kín mít hoặc sọt lại. Thời gian giấm sẽ diễn ra trong khoảng 48 giờ.
43534-ntm.003367-ky-thuat-trong-va-cham-soc-mit.pdf