Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 703
Tổng truy cập : 563,306

Trồng trọt

Kỹ thuật trồng và chăm sóc nho

Giới thiệu biện pháp kỹ thuật trồng và chăm sóc cây nho: chọn giống, bón phân, làm giàn tạo tán cho nho, cắt cành xử lý ra hoa, phòng trừ sâu bệnh hại


Cây nho sinh trưởng và phát tốt trên đất phù sa, giàu chất dinh dưỡng, thoát nước tốt. Trên đất cát, đất lẫn sỏi đá ở các triền đồi cũng có thể trồng được nho miễn là nhiều mùn, giàu chất dinh dưỡng, có điều kiện tưới nước vào mùa khô và thoát nước vào mùa mưa. Độ pH thích hợp cho cây nho từ 6,5-7. Điều kiện quan trọng quyết định việc trồng nho là khí hậu, vùng trồng nho cần có điều kiện khí hậu khô, độ ẩm không khí thấp, lượng mưa ít, nếu mưa nhiều, kéo dài dễ làm bệnh phát sinh phát triển mạnh.

1. Trồng nho: 

Giống nho được trồng phổ biến NH01-93, NH01-48, NH01-96, Cardinal… dùng cho ăn tươi, giống NH02-90 dùng làm nguyên liệu chế biến riệu. Mật độ trồng nho tùy thuộc vào giống và đất trồng: 1,5-2 x 2-2,5m. Trước khi trồng, bón cho mỗi hố 10-15kg phân chuồng hoai + 0,5-1kg " Lân Đầu Trâu bón lót" hoặc Supe lân.

2. Bón phân cho nho kiến thức cơ bản: 

Cây nho cần khoảng 10-12 tháng để tạo bộ tán, leo giàn, trong thời kỳ loại phân thích hợp là NPK 20-20-15+TE Đầu Trâu. Những tháng đầu sau trồng có thể pha 30-50 gam phân với 10 lít nước tưới đều vào vùng rễ nho. Các tháng sau có thể bón trực tiếp vào đất với lượng 75-100 kg/ha/lần, định kỳ 1-1,5 tháng/lần, bón kết hợp xới đất phá váng và vùi lấp phân bón.

3. Làm giàn tạo tán cho nho: 

Đặc điểm cây nho là cần leo giàn, vì vậy sau khi trồng cần làm giàn chon nho, độ cao của giàn khoảng 1,8-2m để tiện cho việc đi lại, chăm sóc. Mỗi cây nho cần cắm một cọc để nho leo, chọn ngọn nho khỏe nhất buộc vào cọc cho nho leo lên giàn, các ngọn hoặc cành còn lại cần cắt bỏ.

 Khi ngọn của thân chính đã leo cao khỏi giàn 20-30cm, tiến hành cắt bỏ thân chính ở mặt dưới giàn, cây nho sẽ mọc nhiều cành mới - cành cấp 1. Mỗi cây nho chỉ để lại 2-4 cành cấp 1 tùy giống và điều kiện chăm sóc, các cành này bố trí sao cho phân bố đều về các hướng, buộc chặt các cành cấp 1 này vào dây của giàn.

Khi cành cấp 1 dài khoảng 0,8-1m, tiến hành cắt ngọn để cành mọc ra các cành cấp hai - cành quả hay còn gọi là cành sương cá, mỗi cành cấp 1 để 10-20 cành cấp 2 tùy giống và mật độ trồng. Các cành cấp 2 cũng cần được buộc chặt vào giàn tránh làm gió lay làm rách lá, rụng mắt và tránh để cành đè lẫn lên nhau. Dây để buộc cố định cành vào giàn sử dụng những loại có khả năng tự phân hủy như dây đay, bẹ chuối...

4. Cắt cành xử lý ra hoa: 

Khoảng 10-12 tháng sau trồng, khi các cành cấp 2 đã hóa gỗ, màu nâu, mắt đã nổi rõ thì tiến hành để trái bằng cách cắt hết cành lá đã có, chỉ để lại cành quả, mầm dự trữ ở chân cành quả (cành quả vụ sau).

Những cành to khỏe dài hơn 1m thì cắt ở vị trí mắt thứ 6-8, các cành nhỏ, ngắn cắt ở vị trí mắt thứ 1-2 để tạo cành dinh dưỡng cho vụ thu hoạch sau. Sau cắt cành khoảng 20 ngày cây bắt đầu ra hoa, 25-30 ngày đậu trái. Mỗi dây chỉ để 2-3 chùm, trên các chùm cần tỉa bỏ các trái bị dị tật, méo mó, sâu bệnh để tập trung dinh dưỡng nuôi các trái còn lại.

5. Bón phân cho nho kinh doanh: Theo Fregoni (1984), trung bình mỗi tấn nho, cây sẽ lấy đi khỏi đất 3,14kg N, 0,71kg P2O5, 5,86kg K2O, 0,86kg MgO, 4kg CaO, 42ppm Fe, 15,7ppm Zn, 9,1ppm Cu, 5,3ppm B, 7ppm Mn… Như vậy với năng suất bình quân 10 tấn/ha, cây nho lấy đi khỏi đất 31,4kg N, 7,1kg P2O5, 58,6kg K2O và nhiều trung vi lượng khác. Để nho đạt năng suất cao, ổn định, bón phân như sau:

- Sau thu hoạch: Xới đất phá váng, bón 10-20 tấn phân hữu cơ hoai + 200-400kg Đầu Trâu AT1 hoặc NPK 12-7-17+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 005, định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Trước cắt cành: 100-300kg Đầu Trâu AT2 hoặc Đầu Trâu đa năng (NPK 17-12-7+TE)/ha. Phun 2-3 lần phân bón lá Đầu Trâu 007, cách nhau 5-7 ngày/lần.

- Sau đậu trái (trái bằng hạt tiêu): 150-350kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần.

- Khi trái lớn (trái bằng hạt đậu phộng): 200-400kg Đầu Trâu AT3 hoặc NPK 20-10-15+TE Đầu Trâu/ha. Phun phân bón lá Đầu Trâu 009 hoặc 907, định kỳ 7-10 ngày/lần. Ngưng phun trước thu hoạch 10 ngày. Cần xới nhẹ đất giữa hai hàng nho hoặc cách gốc nho 0,5-1m để rải phân, sau rải phân cần lấp đất để vùi phân, tránh thất thoát.

6. Sâu bệnh hại:

- Rầy, rệp sáp: Hút nhựa trên các bộ phận của cây làm cho ngọn héo, lá quăn queo, trái nhỏ và nứt. Trị bằng các loại thuốc: Bi-58 40EC, Supracide 40 EC…

- Nhện đỏ: Bám ở mặt dưới lá hút lấy nhựa, đặc biệt lúc mới đâm chồi. Trị bằng các thuốc: Bi 58ND, Polytrin P 440EC, DC-Tron Plus 98,8EC, Dầu khoáng DS 98,8EC…

- Bọ trĩ: Trị bằng các loại thuốc: Regent 800WG, Confidor 100SL…

- Sâu ăn lá, sâu đục thân, đục quả: Trị bằng các thuốc Sherpa 25ND, Decis 2,6ND...

- Bệnh mốc sương: Trên lá bệnh xuất hiện ở mặt trên có những vết màu xanh - vàng, sau đó chuyển sang đỏ nâu, mặt dưới lá, tơ nấm phát triển thành một màng mỏng, trắng trắng những lông tơ. Bệnh còn gây hại cả tay leo, đọt, hoa và chùm quả. Trị bằng các loại thuốc Ridomil Gold Ð 68WP, Antracol 70WP, Score 250EC, Antracol 70WP …

- Bệnh phấn trắng: Nấm bệnh gây hại các đọt non, bệnh phủ một lớp phấn trắng như bột lên lá non, cành thân non, trên cành lúc đầu bệnh cũng ở dạng phấn trắng nhưng sau đó chuyển nâu. Các thuốc trị: Daconil 500SC, Kocide Ð 53,8DF, Champion 57,6DP, Dithane M-45 80WP, Bayfidan 250EC… Chú ý: Cần ngưng phun thuốc trước thu hoạch ít nhất 15 ngày nhằm tránh để lại dư lượng thuốc trong trái khi thu hoạch.


32754-ntm.002271_ky-thuat-trong-va-cham-soc-nho.pdf