Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1744
Tổng truy cập : 559,500

Trồng trọt

Kỹ thuật ủ và bón phân hữu cơ

Bài trích khuyến cáo bà con nông dân một số chú ý về kỹ thuật ủ và bón phân hữu cơ đúng cách để đảm bảo nhanh và chất lượng.


Trong sản xuất nông nghiệp hiện nay, nguồn phân chuồng ngày càng hiếm hoi, mặc dù đây là loại phân bón rất tốt, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng và làm đất có kết cấu tốt hơn... Tuy nhiên, nếu ủ phân không đúng kĩ thuật, phân chuồng không giữ được dinh dưỡng vốn có, nhất là đạm, thậm chí sau khi ủ không đúng cách phân chuồng trở thành chất độn ruộng, không còn là phân bón nữa.

 Xin khuyến cáo bà con nôn g dân một số ố chú ý sau:

 - Để tốt cho cây trồng, phân chuồng cần được ủ hoai mục. Vì phân được ủ, hạt cỏ dại, mầm mống bệnh cây và côn trùng sẽ bị tiêu diệt, vừa thúc đẩy quá trình phân huỷ chất hữu cơ, đẩy nhanh quá trình khoáng hoá để khi bón vào đất phân hữu cơ có thể nhanh chóng cung cấp chất dinh dưỡng cho cây.

- Muốn cho quá trình phân giải của phân chuồng được diễn ra nhanh và hiệu quả lại dễ áp dụng trong điều kiện nông hộ, phải đảm bảo đủ 3 yếu tố: Nhiệt độ, ẩm độ và ô xi - môi trường hảo khí. Trong đó, ẩm độ và ô xi có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cho đống phân sau này.

Nếu đủ ẩm (60-70%)  và có ô xi lưu thông được vào đống phân - phân không nén, các chất độc phân giải được thoát ra ngoài, quá trình phân giải của phân nhanh hơn, ta sẽ sớm có phân hoai mục bón ruộng (1- 1,5 tháng).

Ngược lại, nếu môi trường trong đống phân yếm khí (thiếu ô xi) - nén phân, vi sinh vật có ích ít hoạt động, phân sẽ phân giải chậm hơn, thời gian kéo dài 5-6 tháng mới có phân mục để bón. Tuy nhiên, cách đánh đống không nén phân thì lượng đạm sau khi phân giải thành NH3 (nhẹ hơn không khí) sẽ dễ bị bay hơi mất.

- Để thúc đẩy cho phân chuồng phân giải nhanh hơn, và không bị mất nhiều đạm, ta nên trộn vào đống phân một lượng vôi tả khoảng 1- 1,5% và khoảng 2% lân supe. Đồng thời, cần phủ lên đống phân một lớp bùn dày 2-3 cm để đạm bay hơi sẽ tích tụ vào bùn. Mặt khác, việc dùng bùn để chát sẽ giúp cho ô xi lưu thông được vào phân tốt hơn. Các chất độc sản sinh ra trong quá trình phân giải các chất hữu cơ cũng thoát được ra ngoài dễ dàng...

- Tuyệt đối không được dùng ni lông che phủ hay rơm rạ hoặc đựng trong bao dứa để ngoài tự nhiên như nông dân thường làm sẽ không tốt cho đống phân ủ.

- Nguồn phân gà là nguồn phân giàu đạm nhất trong các loại phân chuồng (lượng đạm nguyên chất chiếm 1,63%). Do đó, muốn giữ được lượng đạm quý hiếm này, nông dân cần mua phân ngay sau khi chủ hộ chăn nuôi vừa quét dọn chuồng rồi đem về nhà đổ dồn đánh đống. Không nên mua phân gà khi hộ chăn nuôi đã để “dầm mưa dãi nắng” đống phân gà lâu ngày.

- Do lượng đạm nguyên chất cao, các chất dinh dưỡng trong cám theo phân ra ngoài vẫn còn nhiều nên thời gian ủ phân gà cần phải lâu hơn các loại phân khác. Thông thường, nếu áp dụng cách ủ không nén phân, không sử dụng men ủ và đảo 1 lần/tháng thì thời gian ủ tối thiểu phải từ 2 - 2,5 tháng mới cho phân hoai mục.

- Không nên bón phân tươi hoặc phân chuồng đang phân hủy dang dở sẽ làm cho cây dễ bị ngộ độc hữu cơ và chết.

- Cần nắm rõ, phân chuồng hoai mục là loại phân không còn mùi thối của phân (cuốc đống phân ra, người làm sẽ ngửi thấy mùi chua của men).

- Khi dỡ đống phân ra để bón ruộng, nông dân cần đập nhỏ lớp bùn, đảo đều vào phân rồi đem đi bón. Vì đạm bay hơi ra sẽ tích tụ lại bùn.

- Bón phân chuồng cho cây trồng tốt nhất nên bón lót, không nên bón thúc hoặc rải bề mặt luống dễ làm mất phân và cây trồng khó hấp thu được. 


87956-ntm.00342_-ky-thuat-u-va-bon-phan-huu-co.pdf

Trần Thị Liên