Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 10005
Tổng truy cập : 10,500

Bà con cần biết

Lưu ý chăm sóc cây vụ Đông ưa ấm

1. Về tưới nước Giữ độ ẩm vừa phải trong quá trình sinh trưởng phát triển của cây. Nếu đầu vụ gặp mưa gây ngập úng, cần phải tiêu thoát nước nhanh, giúp cho ngô không bị huyết dụ, bầu bí không bị thối rễ, chết dột và đảm bảo được mật độ.


Cung cấp đủ nước giai đoạn ngô trỗ cờ phun râu, bầu bí ra hoa, tốt nhất nên tưới rãnh (đối với cây bí chỉ cho n­ước vào ngập 1/3-1/2 chiều cao luống để đất tự ngấm nước, sau 3-5 giờ rãnh còn nước phải tháo đi ngay không để rãnh đọng nư­ớc lâu).

Lưu ý: Tất cả các diện tích trồng ngô, bí vụ đông, cần tạo luống cao 25-30cm và có rãnh thoát nước 4 xung quanh ruộng để chủ động thoát nước.

2. Về phân bón

Đối với cây ngô:

- Lượng phân thúc/sào: 10-12 kg đạm + 6-8 kg kali.

- Cách bón: Bón thúc lần 1 khi cây có 3-5 lá, bón 1/3 lượng phân thúc. Bón lần 2 khi cây 7-9 lá, bón 1/3 lượng phân thúc. Bón lần 3 khi cây xoáy nõn, bón hết lượng phân còn lại. Bón cách gốc từ 10-15 cm. Bón xong kết hợp làm cỏ, vun cao gốc, lấp kín phân.

Đối với cây bí xanh:

- Lượng phân thúc/sào: 9-11 kg đạm + 5-7 kg kali.

- Cách bón: Sau trồng 5-7 ngày hòa 2-3 kg đạm urê để tưới nhử cho cây. Bón thúc lần 1 khi cây được 5-6 lá, bón 4-5 kg đạm + 2-3 kg kali. Bón lần 2 khi cây ra hoa, đậu quả, bón 3-4 kg đạm+ 3-4 kg Kali. Cần bón phân xung quanh gốc, bón xong kết hợp với làm cỏ, vun gốc.

Hoặc có thể sử dụng phân NPK chuyên thúc theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

3. Một số biện pháp chăm sóc khác:

* Đối với cây ngô: Giai đoạn cây con cần cung cấp đủ dinh dưỡng để cây sinh trưởng phát triển tốt, tránh được các bệnh huyết dụ...  bằng cách hòa lân super với nước phân chuồng để tưới cho cây, hoặc sử dụng các loại phân qua lá như KH, siêu lân…

* Đối với cây bí:

Khi cây ngả ngọn bò, cần định hướng dây vào trong luống. Có thể rải rơm rạ trên mặt luống để bí bám tua, không bị gió lật và kê quả, giúp mẫu mã quả đẹp hơn.

Khi cây vươn dài khoảng 1 m, dùng đất chặn ngang một số đốt thân, để bí ra rễ bất định, tăng khả năng hút dinh dưỡng của cây và giữ cho cây khỏi bị gió lay lật, đồng thời tiến hành bấm ngọn tạo 2 nhánh bơi chèo. Cần định quả, mỗi nhánh chỉ để một quả ở lá thứ 13-17. Hái bỏ những quả khi mới đậu bị dị dạng và tỉa bỏ các nhánh ra ở sau vị trí đậu quả.

Nên thụ phấn bổ sung cho bí. Giai đoạn ra hoa không nên sử dụng thuốc trừ sâu bệnh.

Lưu ý: Nếu trong quá trình chăm sóc gặp mưa to gây ngập úng, cần khẩn trương tháo nước nhanh, sau đó phun các chế phẩm sinh học như KH, ET, Siêu lân... để phục hồi, kích thích ra rễ, lá mới. Kết hợp phun thuốc Anvil, Validacin nhằm hạn chế nấm bệnh, đặc biệt là bệnh lở cổ rễ. Tuyệt đối không được bón phân ngay (nhất là phân đạm). Sau khi cây phục hồi, có rễ và lá mới thì tiến hành bón phân, chăm sóc.

Trong quá trình chăm sóc, cần thường xuyên kiểm tra thăm đồng, phát hiện sớm các đối tượng sâu bệnh hại để phòng trừ kịp thời. 

 Nguồn: Khuyến nông Thái Bình