Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 1596
Tổng truy cập : 558,640

Nuôi trồng thủy, hải sản

Lưu ý khi chọn giống tôm càng xanh

Chất lượng tôm càng xanh giống sẽ quyết định đến sản lượng, chất lượng thu hoạch sau này. Do vậy, để có được con giống tốt người nuôi cần phải xem xét đến các yếu tố từ trang trại, kích cỡ cũng như ngoại hình tôm giống...


Chất lượng tôm càng xanh giống sẽ quyết định đến sản lượng, chất lượng thu hoạch sau này. Do vậy, để có được con giống tốt người nuôi cần phải xem xét đến các yếu tố từ trang trại, kích cỡ cũng như ngoại hình tôm giống...

1. Ngoại hình

Chọn mua tôm càng xanh giống có chất lượng tốt từ các trại sản xuất có uy tín, tôm có nguồn gốc rõ ràng, được sản xuất theo quy trình đảm bảo chất lượng; tôm phải đồng đều về kích cỡ, tỷ lệ đồng cỡ trên 90%; thân tôm cân đối, đuôi xòe khi bơi lội; tôm bám vào thành bể, lội ngược dòng, phản xạ nhanh với tiếng động; ruột đầy thức ăn. Nếu mua tôm càng xanh toàn đực phải có hợp đồng bảo đảm tỷ lệ đực trên 95%.

Tôm càng xanh có trọng lượng khá lớn, con đực có thể nặng tới 450 g/con, thân tương đối tròn, màu xanh dương đậm, chùy phát triển nhọn, nửa chùy ngoài cong lên, trên mắt chùy có 11 - 15 răng, 3 - 4 răng sau hốc mắt, mắt dưới thường 12 - 15 răng. Chiều dài của chùy tôm cái thường bằng hoặc ngắn hơn vỏ đầu ngực. Trong khi đó, chùy tôm đực dài hơn chiều dài vỏ đầu ngực. Khi chiều dài bình quân đạt 8 - 14 cm, trọng lượng cơ thể từ 10 - 12 g, tôm càng xanh có sự phát triển tương đương giữa con đực và con cái. Nhưng khi chiều dài vượt quá 14 cm thì con đực thường phát triển nhanh hơn con cái.

 Khi tôm trưởng thành, sự khác biệt giữa con đực và con cái rõ ràng hơn: Tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái, nên trong những con cùng tuổi cùng điều kiện chăm sóc thì bào giờ tôm đực cũng to hơn tôm cái, với tôm bột, sau 7 tháng con đực có thể đạt tới 110 g/con trong khi con cái chỉ đạt 50 g.

Với tôm chưa thành thục hoàn toàn, phân biệt đực, cái nhờ vào các biểu hiện bên ngoài của cơ quan sinh dục của chúng. Với con đực thì lỗ sinh dục nằm ở gốc đôi chân bò thứ 5 trong khi lỗ sinh dục của con cái lại nằm ở gốc đôi chân bò thứ 3, ngay sau đôi càng. Bằng mắt thường ta có thể thấy trên đôi chân thứ 2 của tôm đực có 2 nhánh, còn ở tôm cái vị trí này chỉ có một nhánh.

Chọn giống tôm càng xanh đực để nuôi vì tôm đực sẽ lớn nhanh và kích thước to hơn tôm cái cùng đàn. Kích cỡ đồng đều, không có con nào bơi ngửa; chọn từ 30 - 50 con tôm giống, cho vào chậu nước cao, dùng tay xoáy nước để theo dõi xem tôm giống có bơi ngược dòng nước thì tôm khỏe, nếu chúng trôi theo dòng nước hoặc tụm lại ở một chỗ tức là tôm yếu, không nên chọn mua; những con tôm giống khỏe không có dị hình, dị dạng, đôi râu xếp song song nhau, tôm yếu đôi râu mở hình chữ V. Thức ăn chứa từ đầu đến cuống đuôi là một đoạn dài liên tục, không đứt khoảng (được biểu hiện là đường chỉ có màu nâu, liền nhau không bị đứt đoạn chạy dọc theo thân). Tôm khỏe thì bơi lội nhanh nhẹn và khi tắt sục khí tôm sẽ búng mình lên khỏi mặt nước.

2. Chọn tôm đều cỡ

Tôm giống phải có chiều dài tương đối đều nhau, tiêu chuẩn tôm giống phải có chiều dài 3 - 5 cm (trong trường hợp chọn từ tôm post thì tôm post phải được nuôi dưỡng trong môi trường nước ngọt hoàn toàn, không có tôm bơi ngửa và chiều dài từ 1 - 2 cm).

Trường hợp trong đàn tôm giống chọn nuôi có một ít tôm lớn hơn hoặc nhỏ hơn so với chiều dài bình quân của số lượng đàn tôm dự tính chọn nuôi thì số lượng tôm có kích thước lớn hơn hoặc nhỏ hơn không quá 10%.

3. Chọn tôm khỏe

Bắt một ít tôm giống (khoảng 80 - 100 con) cho vào một cái chậu có nước cao 7 - 10 cm, dùng tay quay tròn nước trong chậu. Tôm khỏe sẽ bơi ngược dòng nước, đuôi xòe ra hoặc bám vào thành và đáy thau. Tôm yếu sẽ bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở lại giữa chậu. Đàn tôm dự tính được nuôi được coi là tôm khỏe khi số lượng tôm bị trôi theo chiều nước hoặc tập trung ở giữa chậu chiếm ít hơn 5% trên số lượng tôm kiểm tra.

 Hoặc có thể bắt một ít tôm như trên thả vào dung dịch có pha formol với nồng độ 100 ppm (pha 1 ml formol trong 10 lít nước sạch) sau 2 giờ số lượng tôm chết ít hơn 5% trên tổng số tôm kiểm tra thì chứng tỏ đàn tôm nuôi là khỏe mạnh.

4. Chọn tôm không bị bệnh

Tôm khỏe thân thường có màu xanh trong, phần vỏ và phần chân tôm không có những đốm nâu đen hoặc vàng xám, trên thân vỏ và phần đuôi không có chỗ bị ăn mòn hoặc khuyết sâu.

Tôm bệnh thường có màu trắng đục, mang có đốm đen, phần vỏ và chân có nhiều chấm nhỏ màu nâu đen hoặc xám vàng và bị đóng rong. Tôm bệnh thường bơi lội và phản ứng chậm.

5. Thả giống

Thời điểm thả tôm là lúc sáng sớm hay chiều mát. Khi vận chuyển tôm về nhà, nên kiểm tra độ mặn. Nếu chênh lệch độ mặn dưới 5‰ thì có thể thả thẳng xuống ao, cần ngâm bọc tôm trong ao từ 15 - 20 phút để cho nhiệt độ nước bên ngoài và trong bọc cân bằng, sau đó mở bọc cho nước vào từ từ và cho tôm bơi ra ngoài.

Nếu chênh lệch độ mặn từ 5‰ trở lên phải có thời gian để thuần dưỡng, cần chuẩn bị các dụng cụ như thùng, bể và sục khí. Thời gian thuần phụ thuộc vào độ mặn chênh lệch, trung bình mỗi giờ thuần được 4‰. Mật độ thả nuôi: Giai đoạn ương vèo, từ 50 - 80 con/m2.

79937-ntm.003304-luu-y-khi-chon-giong-tom-cang-xanh.pdf