Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 12124
Tổng truy cập : 2,014,623

Bà con cần biết

Lưu ý làm đất cấy, bón phân lót cho lúa Xuân 2018

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng Thủy văn trung ương, từ nay đến khi gieo cấy lúa Xuân sẽ có các đợt rét kéo dài. Do đó, để hạn chế ảnh hưởng của thời tiết rét đến sinh trưởng phát triển của lúa ở giai đoạn đầu vụ, bà con cần lưu ý:


1. Làm đất

 Qua kiểm tra trên đồng ruộng, mật độ rầy mang virus lùn sọc đen cư trú trên cỏ dại, éo lúa khá cao, nguy cơ lan truyền sang vụ Xuân lớn. Do đó, cùng với cày lật đất, bà con cần làm tốt công tác vệ sinh đồng ruộng bằng cách vạc bờ, cuốc góc, cắt sạch cỏ bờ để cắt nguồn sâu bệnh hại, nhất là bệnh lùn sọc đen.

Đối với những chân thấp, trũng cần bón thêm 20-25 kg vôi bột/ sào.

Cần làm đất phẳng, làm đất kỹ để quá trình điều tiết nước đều khắp trong ruộng, sau cấy, nếu có rét mới, giữ mực nước nông đều để chống rét cho lúa mới cấy.

2. Bón phân lót vụ Xuân

Phân bón cho lúa cần bón cân đối, bón tăng lượng phân lân và sử dụng các loại phân NPK chuyên dùng cho lúa, kết hợp sử dụng các loại phân vi sinh để kích thích bộ rễ phát triển tốt và chống rét cho cây lúa.

Phân lót cần bón lót sâu, tốt nhất lót lúc bừa hoặc trước khi bừa cấy 1-3 ngày để khi bừa, phân và đất tạo thành mối liên kết chặt chẽ, sẽ hạn chế mất phân, đồng thời giúp cho rễ cây ăn sâu chống đổ và chống đói ăn cuối vụ.

 Lượng bón: Bón lót 2-3 tạ phân chuồng (hoặc 7-10 kg phân vi sinh Azotobacterin) và 1 bao 25 kg NPK chuyên lót loại 6:11:2 hoặc 6:12:2… Sau khi bừa cấy xong, bùn lắng, nước trong mới được tháo bớt nước, giữ mực nước 3-5 cm rồi cấy.

Nguồn: Khuyến nông Thái Bình