Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1619 |
Tổng truy cập : | 558,734 |
Trồng trọt
Lưu ý trong chăm sóc lúa sạ khóm
Việc ứng dụng kỹ thuật tiến bộ sạ lúa theo khóm vào khâu gieo sạ trong sản xuất lúa, áp dụng các tiến bộ về giống, về kỹ thuật canh tác không chỉ giúp nông dân tiết kiệm giống, mà còn tăng lợi nhuận, nâng cao hiệu quả sản xuất so với phương pháp sạ truyền thống. Cần đặc biệt quan tâm trong chăm sóc lúa sạ khóm để thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, để đạt được số bông lý tưởng.
Tuy nhiên, mỗi một tiến bộ kỹ thuật mới nói chung và hình thức sạ lúa theo khóm nói riêng đều có yêu cầu về kỹ thuật cần tuân thủ, bằng không có thể không đạt được mục tiêu đề ra, thâm chí có thể còn thua xa các hình thức xuống giống khác…
Trước hết, chúng ta đã biết bài toán về năng suất ruộng lúa: Để đạt được năng suất cao thì ruộng lúa cần phải có nhiều bông và bông to, nhiều hạt.
Thực nghiệm và kết quả trong sản xuất đã chứng minh, ruộng lúa sạ khóm cũng như ruộng lúa cấy có bông lúa dài và số hạt trên bông nhiều hơn khá nhiều so với ruộng lúa sạ lan, sạ dày. Điều đó có nghĩa là, trong điều kiện bình thường, với ruộng lúa sạ khóm, ruộng lúa cấy không cần đặc biệt quan tâm đến chiều dài bông.
Thực nghiệm và kết quả trong sản xuất cũng chứng minh, để đạt được năng suất tối đa, bên cạnh yêu cầu ruộng lúa có bông to, nhiều hạt thì ruộng lúa còn cần có số bông trên mỗi mét vuông đạt từ 500 – 600 bông.
Với hình thức sạ lan, sạ dày, mức gieo sạ từ 120 – 150 kg giống/ha thì số hạt giống gieo trên mỗi mét vuông đã là 480 – 600 hạt, nghĩa là đã tiếp cận mức lý tưởng 500 - 600 bông/m2 để cho năng suất lúa tối đa, do vậy vấn đề đẻ chồi mới không là vấn đề cần quan tâm nhiều.
Ngược lại, với hình thức sạ lúa theo khóm (đặc biệt là với nhóm giống có thời gian sinh trưởng dưới 95 ngày), do lượng hạt giống gieo sạ thưa, chỉ 50 – 60 kg hạt giống/ha, tương đương mức 200 – 240 hạt giống/m2 nên để đạt được mức 500 – 600 bông/m2 cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề đẻ chồi của ruộng lúa. Điều đó có nghĩa là, trong chăm sóc ruộng lúa sạ khóm cần có giải pháp kỹ thuật thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, làm sao từ mỗi chồi cái đẻ thêm bình quân 2 chồi con để có được 600 – 700 chồi/m2, từ đó có thể đạt được 500 – 600 bông/m2, là số bông lý tưởng cho năng suất lúa tối đa.
Giải pháp kỹ thuật cần đặc biệt quan tâm trong chăm sóc lúa sạ khóm để thúc đẩy ruộng lúa đẻ chồi sớm, đẻ chồi tập trung, để đạt được số bông lý tưởng 500 – 600 bông/m2 chính là cần chú ý bón phân sớm ở lần bón thứ 1 và thứ 2.
Thông thường với lúa sạ lan, mốc thời gian khuyến cáo bón phân lần 1 là 07 - 12 ngày sau sạ và bón phân lần 2 là 17 - 22 ngày sau sạ.
Tuy nhiên, với lúa sạ khóm cần lưu ý:
Thời gian bón phân lần 1 là 07 - 08 ngày sau sạ (sau khi đã hoàn thành việc phun thuốc trừ cỏ trước đó 03 - 04 ngày).
Thời gian bón phân lần 2 là 17 - 18 ngày sau sạ (sau khi đã hoàn thành việc cấy dặm trước đó 03 - 04 ngày).
Các lần bón phân sau cho lúa sạ khóm như cho lúa sạ bình thường.
Việc bón phân sớm cho ruộng lúa sạ khóm để có được số chồi tối đa, cùng với đặc tính bông lúa to, nhiều hạt của ruộng lúa sạ khóm trong tổng thể các giải pháp kỹ thuật đồng bộ khác chắc chắn sẽ cho chúng ta năng suất lúa kỳ vọng./.
89957-ntm.003277-luu-y-trong-cham-soc-lua-sa-khom.pdf
Ngô Văn Đây