Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 7550
Tổng truy cập : 2,025,388

Bà con cần biết

Lưu ý về tình hình sinh vật hại lúa vụ Xuân (tiếp)

Trong bản tin đã đưa ngày 24/4/2017, chúng tôi đã lưu ý bà con về tình hình sinh vật hại lúa vụ xuân theo Thông báo của Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng. Trong bản tin số này, chúng tôi tiếp tục thông tin đến bà con diễn biến tình sinh vật gây hại lúa xuân trong thời gian tới và các biện pháp phòng trừ kịp thời:


1.  Đối với sâu cuốn lá nhỏ:

- Sâu cuốn lá nhỏ lứa 2 tiếp tục gây hại trên những diện tích lúa trỗ sau 10/5.

- Bà con cần kiểm tra những diện tích đã phun trừ nhưng không đạt hiệu quả và phun trừ lại trong một vài ngày tới.

- Có thể sử dụng các loại thuốc: Clever 150SC, Dylan 5WP, DuPontTM Prevathon 5SC, Ratoin 5WG, Sunset 300WG… để phun trừ.

2. Đối với rầy nâu, rầy lưng trắng:

- Rầy nâu, rầy lưng trắng phát sinh gây hại trên diện tích lúa trỗ bông - chắc, xanh.

- Việc kiểm tra và phun trừ phải được thực hiện từ nay đến cuối vụ. Phát hiện và phun trừ kịp thời những diện tích lúa có mật độ rầy từ 1.500 con/m2 trở lên. Đặc biệt quan tâm những diện tích lúa chắc xanh - chín.

- Có thể sử dụng một số loại thuốc sau: Chess50WG, Conphai 10WP, Chatot 600WG, Victory 585EC..

- Trước khi phun, nên rẽ lúa thành băng, mỗi băng từ 5-6 hàng lúa. Giữ nước trong ruộng khi phun thuốc để đạt hiệu quả cao. Sau khi phun từ 3-5 ngày cần kiểm tra lại, nếu thấy mật độ rầy còn cao phải phun lại lần 2.

3. Đối với sâu đục thân 2 chấm:

- Phun trừ trên những diện tích lúa trỗ sau ngày 10/5 khi có mật độ ổ trứng 0,3 ổ/m2 trở lên, những diện tích có mật độ ổ trứng cao trên 0,5 ổ/m2 cần phun kép 2 lần cách nhau 4-5 ngày.

- Thời điểm phun trừ: giai đoạn lúa bắt đầu trỗ bông (căng the - nứt bẹ).

- Có thể sử dụng các loại thuốc: Winter 635EC, Virtako 40WG, Wavotox 585EC…

* Lưu ý: Nồng độ và liều lượng thuốc, bà con pha theo hướng dẫn trên vỏ gói, chai.

Nguồn: PV tổng hợp theo Chi cục Bảo vệ thực vật Hải Phòng