Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 153 |
Tổng truy cập : | 565,723 |
Trồng trọt
Một số bệnh hại cây ngô
Tìm hiểu đặc điểm nhận biết, tác nhận gây hại và biện pháp phòng trừ một số bệnh hại trên cây ngô: bệnh virus sọc lá ngô, bệnh thối thân, tướp lá ngô, bệnh héo cây ngô
1. Bệnh virus sọc lá ngô
- Đặc điểm nhận biết: Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành mầu xanh đậm hơn các cây khoẻ. Khi ngô già các vùng bị bệnh chuyển thành màu nâu hoặc có màu đỏ, chết từng đám. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô trên tất cả các lá ngô đều có các vết sọc. Triệu chứng điển hình là các gân lá ở mặt dưới dày lên. Trên rễ các cây bị bệnh nặng xuất hiện các đám tế bào bị chết dài vào khoảng 1 cm, toàn bộ hệ thống các rễ yếu đi. Các rễ con bị chết sớm
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do virus Maize streak gây nên. Virus gây bệnh truyền bệnh chủ yếu bằng con đường môi giới là các loại rầy Calligypona pellucida, C.marginata, C.propinqua…Virus phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 17 – 24oC.
- Biện pháp phòng trừ:
Dùng giống chống bệnh
Gieo ngô đúng thời vụ
Phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu: Cypermethrin, Dimethoate, Nereistoxyn,
2. Bệnh thối thân, tướp lá ngô
- Triệu chứng
Bệnh làm thối phần trên của thân và gây ra các vết bệnh trên lá.
Trên lá, ban đầu vết bệnh ươn ướt như giọt dầu, về sau phần giữa vết bệnh khô, nhưng chung quanh vẫn còn một viền màu nhạt, sau tạo thành vết bệnh trên lá dài, kích thước rất khác nhau, cuối cùng lá bị bệnh rách theo chiều dọc và tướp ra.
Thân cây ngô thường bị thối bắt đầu ở phần trên ngang gần mắt đóng bắp. Trên bề mặt dóng thân xuất hiện các sọc màu nâu đỏ, còn phần bên trong thân thì bị thối nâu hoặc thối đen.
Hiện tượng thối thân càng phát triển, ngọn cây ngô bị héo và chết, hoa cờ không phát triển được.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas alboprecipitanas Rosen gây ra
- Điều kiện phát sinh phát triển bệnh: Nhiệt độ thích hợp cho vi khuẩn lây lan và phát triển là 25-35oC. Vi khuẩn giữ lại trên vụ sau trong tàn dư cây trồng trên đồng ruộng.
- Biện pháp phòng trừ
Thực hiện chế độ luân canh ngô với cây lúa nước và các cây rau đậu…
Sau thu hoạch dọn sạch tàn dư cây trồng đem ra khỏi ruộng và tiêu huỷ
Chăm sóc, làm cỏ cho ngô. Tránh gây ra những vết thương cho cây và lá hạn chế sự xâm nhập qua các vết thương cơ giới.
Gieo trồng các giống ngô chống bệnh.
Diệt sạch cỏ dại trên đồng ruộng
Dùng một số loại thuốc trừ vi khuẩn đặc hiệu phun trừ bệnh trên ngô theo chỉ dẫn.
3. Bệnh Héo cây ngô
- Đặc điểm nhận biết: Trên lá có những vết sọc màu vàng nhạt, khi vết bệnh phát triển lan dần vào thân làm cho cây bị thấp lùn, phát triển kém, héo nhanh và chết. Cắt ngang thân cây ngô bị bệnh, từ các bó mạch tiết ra các giọt dịch màu vàng chứa đầy vi khuẩn.
- Tác nhân gây bệnh: Bệnh do vi khuẩn Bacterial Stewarti E.F.Smith gây ra.
- Điều kiện phát sinh phát triển: Bệnh phát triển mạnh trong điều kiện độ ẩm cao, mưa nhiều. Điều kiện thích hợp cho vi khuẩn sinh trưởng là nhiệt độ 30oC, pH 6-8. Bệnh lây lan qua hạt giống, tàn dư cây bệnh trong đất và đặc biệt là côn trùng môi giới Chaetocnema pulicaria (cánh cứng đục lá).
- Biện pháp phòng trừ
Chọn, tạo và gieo trồng giống kháng bệnh.
Xử lý hạt giống trước khi gieo bằng nước nóng hoặc bằng thuốc.
Phun thuốc trừ sâu lan truyền bệnh.
Phun chất kháng sinh trừ vi khuẩn: 2S Sea & Sec 12WP; 12DD; hòa tiếp 50SP Sat 4SL. Có thể dùng các loại thuốc: Kasumil; TP – Zep 18EC.
37349-ntm.001588_benh-hai-cay-ngo.pdf