Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 132 |
Tổng truy cập : | 561,699 |
Chăn nuôi
Một số bệnh thường gặp ở lợn rừng
Tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và biện pháp phòng, trị một số bệnh thường gặp ở lợn rừng: bệnh ký sinh trùng ngoài da, bệnh giun đũa, bệnh suyễn
1. Bệnh ký sinh trùng ngoài da
- Triệu trứng: Ngoài da xuất hiện các vết mụn nhỏ màu đỏ. Trong điều kiện vệ sinh chuồng trại kém dẫn đến lợn bị nhiễm trùng hình thành các vết lở loét.
- Nguyên nhân: Các loại ve, mò, ghẻ, ruồi, muỗi... bám trên da hút màu và truyền bệnh cho lợn rừng.
- Phòng, trị bệnh
Phòng bệnh: Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, ăn uống sạch sẽ, thức ăn đảm bảo vệ sinh và giá trị dinh dưỡng, chuồng trại luôn sạch sẽ... Cần áp dụng tốt các biện pháp an toàn sinh học như vệ sinh, sát trùng chuồng trại, cách ly khu vực chăn nuôi với các khu vực xung quanh...
Trị bệnh: Trường hợp heo bị ký sinh trùng ngoài da, có thể dùng thuốc sát trùng bôi, xịt.
2. Bệnh giun đũa ở lợn rừng
- Triệu chứng: Lợn bị nhiễm giun đũa thì gầy, chậm lớn, nhất là lợn con 2 – 4 tháng tuổi. Ấu trùng gây bệnh qua phổi có thể gây trị huyết hay viêm phổi. Lợn con nhiễm giun cao có thể tắc ruột, thủng ruột.
- Nguyên nhân: Do vệ sinh thú y cơ sở chăn nuôi không tốt để trứng giun lây lan trong môi trường, đặc biệt là nhiễm vào các loại cây thức ăn của lợn gây nhiễm giun đũa phổ biến.
- Phòng, trị bệnh
Phòng bệnh: Vệ sinh chuồng trại sạch sẽ, thực hiện ủ phân diệt trứng giun tránh để trứng giun lây lan trong môi trường.
Trị bệnh: Tẩy giun 4 tháng/lần bằng các loại thuốc như: Phenolthiazin liều 0,5 gam/kg thể trọng; Tetramosol, Levanmisol liều 10 – 15 gam/kg thể trọng; hoặc dùng Piperazin adipinat liều 0,3 – 0,5 gam/kg thể trọng.
3. Bệnh suyễn ở lợn rừng
- Triệu chứng: Lợn có biểu hiện ho dai dẳng, ho từng hồi, thở khó, thở khò khè về đêm, gầy còm, da nhợt nhạt, lông xù.
- Nguyên nhân: Do Mycoplasma hyopneumoniae thường xảy ra ở thể mãn tính, với đặc điểm gây viêm phế quản, viêm phổi tiến triển chậm. Tỷ lệ heo mắc bệnh khá cao, tuy nhiên tỷ lệ chết thường thấp, bệnh gây thiệt hại rất lớn do heo mắc bệnh chậm lớn, tiêu tốn thức ăn cao và dễ dàng phát bệnh viêm phổi cấp tính nếu bị nhiễm kế phát các loại vi trùng khác.
- Bệnh tích: Mổ khám thấy phổi viêm đối xứng ở phần trên phần rìa của các thuỳ dưới.
- Phòng trị bệnh
* Phòng bệnh:
- Vệ sinh chuồng trại bằng PIVIDINE hoặc ANTIVIRUS-FMB (dùng 2-3 ml thuốc hoà trong 1 lít nước, phun thuốc mỗi tuần 1-2 lần), chăm sóc nuôi dưỡng tốt, cho ăn đủ dinh dưỡng.
* Trị bệnh:
Trường hợp xảy ra viêm phổi cấp tính do phụ nhiễm vi trùng, dùng kháng sinh kết hợp với thuốc hạ sốt, kháng viêm, trợ hô hấp và thuốc trợ lực
Kháng sinh: chọn 1 trong các loại kháng sinh sau:
. SG.TYLO-S: 1 ml/ 7-10 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.
.TERRAVET: 1 ml/ 10 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.
. GEN-TYLO: 1 ml/ 10-12 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần trong 3-5 ngày liên tục.
. MABOCIN: 1ml/10 kg thể trọng, ngày tiêm 1 lần trong 3-5 ngày liên tục
Trợ hô hấp: SG.BROMHEXIN: 1 ml/10 kg thể trọng, ngày tiêm từ 1-2 lần, liên tiếp trong 3 ngày.
Hạ sốt, kháng viêm: ANA-DEXA: 1 ml/ 8-10 kg thể trọng hoặc: ANALGINE + C: 1 ml/ 10-15 kg thể trọng. Ngày tiêm 2 lần cho đến khi hết triệu chứng.
Trợ sức: . B.COMPLEX-C (bột): hoà 3 g thuốc vào 1 lít nước, cho uống theo nhu cầu trong 2-3 ngày.
12246-ntm.001616_benh-thuong-gap-o-lon-rung.pdf