Các kỹ thuật

Liên kết website
Thống kê truy cập
Đang trực tuyến : 452
Tổng truy cập : 2,503,749

Chăn nuôi

Một số bệnh thường gặp ở thỏ

Tìm hiểu nguyên nhân, triệu chứng và biện pháp phòng trừ một số bệnh thường gặp ở thỏ: Bệnh viêm kết mạc mắt, bệnh cảm nắng, bệnh nấm da thỏ, bệnh viêm tuyến vú, viêm núm vú


1. Bệnh viêm kết mạc mắt

- Triệu chứng: Một mắt hoặc 2 mắt đều chảy nước mắt, kết mạc sưng, đỏ. Ban ngày có ánh nắng thì thỏ hay nhắm mắt lại, nếu kéo dài có thể mắt có dịch nhờn, lẫn mủ chảy ra, thậm chí gây viêm cả giác mạc hoặc viêm cả trong mắt.

- Nguyên nhân: Do không khí bụi bặm nhiều, nồng độ amoniac cao, gió lùa mạnh, nắng chiếu trực tiếp hoặc do xây sát vết thương.

- Biện pháp phòng, trị bệnh: Vệ sinh môi trường không khí nuôi nhốt, nhỏ mắt bằng thuốc Chloramphenicol hoặc thuốc mỡ Tetran 2 lần/ngày.

2. Bệnh cảm nóng

- Triệu chứng: Thỏ nằm bệt bụng xuống đáy lồng hoặc nằm nghiêng người, duỗi dài chân bất dộng, thở rất nhanh và nông, mệt nhọc, bỏ ăn, trước khi chết thỏ co giật, dãy dụa, có khi thỏ lồng lộn vượt ra khỏi lồng. Thỏ có chửa gần đến ngày đẻ dễ bị cảm nóng nhất

- Nguyên nhân: Mùa hè khi nhiệt độ không khí tăng đột ngột trên 30 độ C hoặc nóng ẩm kéo dài trên 35 độ C, độ ẩm cao, nuôi nhốt chật chội, thông thoáng kém thì thân nhiệt thỏ tăng lên 40 – 41 độ C, dễ làm thỏ bị cảm nóng.

- Biện pháp phòng, trị bệnh: Cho thỏ nằm yên tĩnh với tư thế tự nhiên ở trong bóng râm mát, thoáng, lấy khăn thấm ướt nước mát lạnh đặt lên đầu, cho uống nước mát và nước đường.

3. Bệnh nấm da thỏ

- Triệu chứng: Rụng lông, da sần sùi thành từng bãi tròn nhỏ, rồi lan rộng dần trên mặt ngoài vành tai, sống mũi, mí mắt, trán. Nếu bệnh kéo dài thì thỏ cũng gầy yếu.

- Nguyên nhân: Do đàn thỏ nuôi nhốt nơi ẩm thấp, tối tắm và cho ăn thức ăn thô hoặc đồ lót ổ để bị mốc

- Biện pháp phòng, trị bệnh

Phòng bệnh: Ở cơ sở nuôi thỏ đã có nấm thì cứ 2 tuần lại phải kiểm tra từng con ở các điểm hay mắc bệnh nấm. Nếu thấy con nào bị nấm thì phải cách ly điều trị kịp thời và dùng lửa hoặc nước sôi sát trùng toàn bộ lồng chuồng và các dụng cụ chăn nuôi khác.

Trị bệnh: Sử dụng trị bệnh nấm đặc hiệu nhất là sử dụng thuốc nước dạng ống tiêm Ivermectin, sử dụng với liều lượng 0,7ml/0,3kg thể trọng, thuốc tiêm nên có tác dụng nhanh trong vòng 1 tuần và có hiệu lực trong vòng 6 tháng.

4. Bệnh viêm tuyến vú, viêm núm vú

- Triệu chứng: Một hay nhiều núm vú hay cả tuyến sữa bị viêm thì vùng đó sẽ sưng to, nóng, đau và đỏ da. Nếu vắt sữa ra sẽ thấy dịch sữa lẫn máu, mủ nhờn, nhiều khi apse hình thành ở trong tuyến sữa.

- Nguyên nhân: Do sữa bị đọng lại ở tuyến tiết sữa, dần dần bị phân huỷ dẫn đến viêm; cũng có khi bị nhiễm bẩn, nhiễm khuẩn từ đồ lót ổ qua vết thương ở vú.

- Biện pháp phòng, trị bệnh

- Nếu thỏ bị viêm vú thì trước hết phải bắt thỏ con khỏi lồng thỏ mẹ, dùng ống nhỏ thuốc mắt đổ dung dịch thuốc tím loãng sát trùng miệng cả đàn con rồi đưa đi nuôi ở con mẹ nhiều sữa.

- Dùng kháng sinh penicilin tiêm 5000UI/kg thể trọng/ngày. Tetran tiêm 0,01g/kg thể trọng/ngày. Nếu apse to mềm thì điều trị như dạng bệnh tụ cầu trùng.


88858-ntm.001573_mot-so-benh-thuong-gap-o-tho.doc