Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 442 |
Tổng truy cập : | 562,547 |
Trồng trọt
Một số bệnh thường gặp trên dứa Cayenne
Giới thiệu một số loại sâu hại, bệnh hại thường gặp trên dứa Cayenne: rệp sáp, bệnh héo đỏ lá dứa, tuyến trùng, bệnh thối nõn, bệnh luộc lá, bệnh chín xanh trái,...
1/ Rệp sáp:
Thường tập trung ở phần gốc cây, cuống quả. Rệp sáp là đối tượng kiểm dịch và là môi giới truyền bệnh héo khô đầu lá.
Triệu chứng: Lá từ hàng thứ 3 tính từ tâm chuyển màu đỏ đồng, đỏ tươi và vàng. Sau đó các hàng lá phía dưới chuyển màu theo và héo cong ra ngoài, ngọn lá cuốn lại.
Phòng trị: Xử lý giống, giữ đất thông thoáng. Dùng thuốc ngừa vào đầu và cuối mùa mưa: Supracid, Dimente.
Chú ý: Phun triệt để 3 lần liên tục
2/ Bệnh héo đỏ lá dứa(Wilt):
Dứa rất mẫn cảm với bệnh này, do giống tách từ cây mẹ đã nhiễm bệnh và do rệp sáp truyền Virus.
Triệu chứng: giống như do rệp sáp.
Phòng trị: Chọn lọc và xử lý giống, xử lý đất trước khi trồng, điều trị rệp sáp, bón phân NPK cân đối.
3/ Tuyến trùng:
Tuyến trùng sống trong đất, có nhiều ở đất ẩm thấp. Ngoài việc chích hút làm sưng rễ, thối đen rễ, còn tạo điều kiện cho các loại nấm trong đất xâm nhiễm, làm rễ mất khả năng hấp thu nước và dinh dưỡng nuôi cây. Cây bị ngưng trệ sinh trưởng, lá héo đỏ từ dưới lên.
Phòng trị: Xử lý đất trước khi trồng, giữ đất thoáng khí, không bị ẩm ướt, bón Furadan 3H hoặc Basudin 10H, liều lượng 15 kg/ha vào đầu và cuối mùa mưa.
4/ Bệnh thối nõn:
Thường xuất hiện vào mùa mưa, khi ẩm độ không khí cao. Bệnh có tính lây lan.
Phun thuốc Aliette nồng độ 0,2% hoặc Coc 85 nồng độ 0,25%, liều lượng 1000 lít/ha.
5/ Bệnh đốm lá, thối đen chồi:
Thường phát triển trong mùa mưa, nhiệt độ và ẩm độ không khí cao. Nên hạn chế đi lại trong hàng dứa, cắt và tiêu hủy lá bệnh, cây bệnh.
Phun Coc 85 nồng độ 0,25% hoặc Ridomyl 0,3%, liều lượng 1000 lít/ha
Không bón vôi làm PH đất >5,5.
6/ Bệnh luộc lá:
Nửa đầu ngọn lá hoặc một phần thân lá phồng lên như bị dội nước sôi. Do thiếu Mg, Kali và do hạn hán kéo dài.
Bón cân đối NPK, bón phân có chứa Mg (Văn Điển). Giữ ẩm trong mùa khô.
7/ Bệnh chín xanh trái:
Xuất hiện vào mùa mưa, thường ở những trái to. Vỏ trái còn xanh nhưng thịt trái đã chín, màu trong mờ, để lâu mau hỏng, do bón nhiều đạm.
Bón cân đối NPK, không bón phân khi trái đã lớn, thu hoạch và tiêu thụ nhanh.
8/ Bệnh thối nâu thịt quả:
Bắt đầu từ các đốm nâu phía trong mắt dứa, lan dần vào và gây thối thịt quả. Thường xuất hiện vào cuối muà mưa có biên độ nhiệt ngày đêm cao.
Bón cân đối NPK, sau khi bón thúc chồi không bón thêm loại phân nào nữa.
27924-mot-so-benh-thuong-gap-tren-dua.pdf
Đức Trọng