Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (648)
- Trồng trọt (1317)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (535)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (152)
- Môi trường nông thôn (34)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (467)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1239 |
Tổng truy cập : | 251,833 |
Bà con cần biết
Một số biện pháp chăm sóc lúa mới cấy và lưu ý bệnh Lùn sọc đen vụ mùa 2021
Trong vụ mùa cây lúa nhanh bén rễ, hồi xanh. Để tạo điều kiện cho cây lúa khỏe, đẻ nhánh sớm, tăng khả năng chống chịu với sâu bệnh hại đặc biệt là bệnh Lùn sọc đen bà con cần những lưu ý sau:
1. Đối với diện tích mạ: Trước khi đưa ra ruộng cấy từ 3-5 ngày phải tiến hành phun thuốc trừ rầy cho 100% diện tích bằng các loại thuốc nội hấp, lưu dẫn như Actara 25WG, Midan 10WP, Penalty 40WP, Oshin 100SL,... giúp ngăn chặn nguồn rầy lây lan ra ruộng.
2. Chế độ nước tưới:
- Vụ mùa thường gặp mưa lớn, trời nắng nóng làm ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng phát triển của cây lúa. Do vậy, cần thực hiện phương châm: Giữ cạn lòng sông, tưới nông mặt ruộng để phòng úng lụt.
- Giai đoạn cây lúa đẻ nhánh cần giữ mực nước 3-5cm giúp lúa đẻ nhánh khỏe, đẻ nhánh tập trung và hạn chế cỏ dại. Giai đoạn cuối đẻ nhánh, rút cạn nước để nứt nẻ chân chim từ 5-7 ngày hạn chế lúa đẻ nhánh vô hiệu và giúp cứng cây, bộ rễ ăn sâu chống đổ cho lúa.
- Cần kiểm tra đồng ruộng và tiến hành dặm tỉa sớm đảm bảo mật độ. Nên để mật độ thưa 28 - 35 khóm/m2, 2 - 3 dảnh/khóm tùy từng giống.
4. Bón phân thúc
- Sau khi đã bón đủ lượng phân lót trước khi bừa cấy, cần bón thúc 1 lần ngay khi cây lúa bén rễ hồi xanh (sau cấy 3-5 ngày). Đảm bảo lượng phân cho 1 sào là 12 -17 kg NPK chuyên thúc loại 12:5:10, 16:5:17, 16:16:8…
* Lưu ý: Với chân ruộng đất cát pha, hay mất nước có thể bón thúc làm 2 lần: Thúc lần 1 khi lúa bén rễ hồi xanh với 2/3 lượng phân thúc; lần 2 sau lần 1 khoảng 10-15 ngày, bón hết lượng phân thúc còn lại.
5. Một số lưu ý khác
- Cần giữ và bảo vệ tốt diện tích mạ dự phòng.
- Vụ mùa mật độ ốc bươu vàng cao, do vậy cần chủ động phòng trừ. Nên ưu tiên các phương pháp bắt thủ công như bắt ốc, diệt ổ trứng, chăng lưới ở đầu kênh dẫn nước, đầu ruộng,…; nếu mật độ cao mới dùng thuốc sinh học để trừ ốc bươu vàng.
- Nếu gặp mưa lớn gây ngập úng cần khẩn trương tháo nước, tuyệt đối không để cây bị ngập lâu, nếu gặp nắng nóng sẽ xảy ra hiện tượng cây yếu, thân rớt, thậm chí gây thối và chết lúa. Trong khi thoát nước nếu ruộng có rong rêu cần té nước lên lá lúa để rong rêu không bám trên mặt lá tạo điều kiện thuận lợi cho cây quang hợp tốt hơn sau ngập úng.
* Lưu ý: Đối với những diện tích bị ngập úng cục bộ, diện tích lúa mới cấy sau khi mưa cần tháo nước ngay nhưng rút nước từ từ tránh làm trôi dạt, dập gãy cây. Phun một số chế phẩm hỗ trợ phục hồi bộ rễ như K-H, Pennac P,... Tuyệt đối không bón đạm đơn.
- Thường xuyên kiểm tra, thăm đồng, khi phát hiện thấy cây lúa có biểu hiện của bệnh Lùn sọc đen phải báo ngay cho cơ quan chuyên môn hoặc địa phương; tiến hành xử lý theo khuyến cáo của ngành chuyên môn như: tiêu hủy khóm lúa, dảnh lúa bị bệnh, tiến hành phun thuốc trừ rầy kịp thời để hạn chế nguồn môi giới truyền bệnh./.
Nguồn: Khuyến nông Thái Bình
- Khắc phục sản xuất lúa Mùa khi gặp mưa bão đầu vụ (11/08)
- Chủ động ứng phó với mùa mưa bão trong nuôi trồng thuỷ sản năm 2021 (11/08)
- Một số lưu ý trong gieo cấy và chăm sóc lúa vụ mùa 2021 (11/08)
- Thận trọng với dịch tả lợn Châu Phi tại huyện Cát Hải (11/08)
- Một số lưu ý gieo mạ khay cấy máy vụ mùa 2021 (11/08)