Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 1086 |
Tổng truy cập : | 557,692 |
Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác
Một số biện pháp diệt chuột hại ngoài đồng ruộng
Trên đồng ruộng chuột hoạt động mạnh nhất lúc chạng vạng tối và trước khi trời sáng, ban ngày ẩn nấp trong các hang tổ hay trong lùm cây, bụi rậm. Hướng dẫn bà con các biện pháp diệt chuột cần áp dụng: biện pháp canh tác, biện pháp thủ công, biện pháp hóa học.
Chuột là loài động vật rất tinh khôn và đa nghi, chúng thể hiện sự cảnh giác và thận trọng: lảng tránh vật lạ, thức ăn lạ, thường ăn tại nơi đã quen. Trong quá trình sống chuột có các tập tính như đi ăn đêm, ăn ở chỗ khuất, đi theo lối mòn, dọc ven bờ ruộng, chỗ tối. Chuột bơi lội giỏi, có thể bơi qua các kênh mương, có khả năng nhảy cao và nhảy xa. Trên đồng ruộng chuột hoạt động mạnh nhất lúc chạng vạng tối và trước khi trời sáng, ban ngày ẩn nấp trong các hang tổ hay trong lùm cây, bụi rậm. Chuột đào hang và sống trong hang trên các bờ ruộng, bờ mương, bãi đất hoang,…Hang chuột có cấu trúc phức tạp, có nhiều lối thoát hiểm để dễ lẩn tránh khi bị kẻ thù săn bắt.
Các biện pháp diệt chuật cần áp dụng:
Biện pháp canh tác: Phải xuống giống tập trung, gọn thời vụ trên cùng cánh đồng. Hạn chế các bờ lớn, lùm cây giữa đồng; vệ sinh đồng ruộng sau thu hoạch, dọn sạch rơm rạ, cỏ dại, tàn dư cây trồng để hạn chế nơi ẩn náu và sinh sản của chuột.
Biện pháp thủ công: Ngay từ đầu vụ, các tổ, đội sản xuất nên đồng loạt ra quân tìm diệt chuột bằng một số biện pháp:
Đào hang: Xác định chính xác hang có chuột; tìm và lấp kín các cửa hang chỉ chừa lại một cửa. Đào hang chính trước, bịt các hang phụ, sau khi đào hết hang chính mới đào đến hang phụ. Khi đào gần đến tổ phải đào từ từ đề phòng chuột trong ổ xông ra chạy mất. Đào xong phải lấp hang cẩn thận.
Soi đèn diệt chuột: Buổi tối, dùng đèn pin sáng khi phát hiện thấy chuột rọi thẳng vào mặt chuột, chuột bị quáng đèn không chạy được dùng gậy hoặc xiên là diệt được.
Đổ nước: Phù hợp với nơi gần nguồn nước, đất thịt. Khi xác định được hang cần khoét rộng cửa hang tạo thành phễu lớn, đổ nước vào đầy rồi quan sát; nếu thấy có bong bóng sủi lên thì có thể ngừng đổ nước vì chuột đang bị sặc nước, chắc chắn chúng chui lên nếu không sẽ bị chết (diệt chuột ngay khi chúng lên đến miệng hang). Khi xong cần lấp lại hang sao cho chuột khác không dùng lại được những hang này.
Hun khói: Là biện pháp dễ làm, có thể kết hợp với biện pháp đốt rơm rạ vệ sinh đồng ruộng. Trước tiên phải tìm và lấp các ngách phụ của hang (hàng chuột thường có nhiều ngách phụ thông nhau), chỉ để lại 1 ngách rồi đặt vợt hoặc lồng, hom đón lõng ở đó. Dùng rơm rạ hoặc rẻ đặt ở cửa hang, vừa đốt vừa quạt khói vào trong hang. Do bị ngạt không chịu được, chuột phải chạy ra ngoài qua ngách phụ. Hiệu quả của biện pháp cao khi tìm và bịt hết cửa ngách phụ và khói không thoát ra ngoài qua các kẽ nứt quanh hang.
Đặt bẫy: bẫy kẹp, bẫy lồng, bẫy dính,... để nhử chuột và tiêu diệt. Tìm các vị trí chuột hay đến, lối đi… đặt bẫy để bắt.
Có thể làm bẫy cây trồng (BCT): Tổ sản xuất (HTX) bố trí một ruộng ở khu đồng tập trung làm mạ, ruộng bẫy ở khu vực trung tâm khoảng vài chục m2, được xuống giống sớm hơn lịch gieo mạ tập trung của địa phương 2 - 3 tuần. Xung quanh ruộng bẫy rào kín bằng nilon, cao 60 - 70 cm. Mỗi bờ khoét 1 - 2 lỗ dưới chân hàng rào để đặt bẫy hom. Do khu đồng chưa được xuống giống, gặp ruộng có sẵn thức ăn trước chuột sẽ kiếm chỗ chui vào, vì có hàng rào nên chuột phải chui qua lỗ hom vào bẫy.
Dùng rào cản quanh ruộng: dùng hàng rào nilon cao 60 - 70 cm xây xung quanh bờ ruộng lúa, rau, ngô. Lưu ý: các cọc giữ hàng rào nilon phải dựng thẳng đứng và cắm bên trong ruộng, nilon bao bên ngoài cọc để tránh chuột leo theo cọc vào bên trong ruộng.
Ngoài ra, trong nhân dân chúng ta cần khuyến khích các gia đình nuôi mèo để diệt chuột, nuôi chó săn chuột… hoặc ưu tiên sử dụng bả diệt chuột sinh học của một số cơ quan được cấp phép sản xuất.
Biện pháp hóa học: Chỉ dùng thuốc hóa học khi mật độ quần thể chuột cao. Khi sử dụng phải tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật: Dùng thức ăn mà chuột ưa thích như: thóc, ngô, cua, cá nướng,…để làm mồi trộn với thuốc diệt chuột (ví dụ như thuốc Rat K 2% D….). Do chuột có tính đa nghi nên vài ngày đầu đặt mồi không có thuốc (vào cửa hang hoặc những đường chuột thường qua lại…) để chuột ăn quen mồi. Khi chuột đã quen mồi thì đặt mồi vào đúng vị trí đã đặt mồi không có thuốc trước đây. Đặt mồi vào buổi chiều tối, đêm chuột ra ăn, sáng hôm sau thu gom toàn bộ mồi còn dư và xác chuột chết đem chôn để tránh nguy hiểm.
9244-ntm.002996_mot-so-bien-phap-diet-chuot-hai-ngoai-dong-ruong.pdf