Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 699 |
Tổng truy cập : | 563,278 |
Trồng trọt
Một số biện pháp hạn chế mía ra hoa
Hướng dẫn một số biện pháp hạn chế mía ra hoa: biện pháp thời vụ, rút bước gây hạn, tăng hàm lượng phân đạm vừa phải, cắt lá ngọn, dùng hóa chất
Ra hoa, kết quả là quá trình sinh trưởng và phát triển bình thường của đại đa số cây trồng nói chung, cây mía nói riêng. Người làm công tác lai tạo giống phải xử lý cho giống mía ra hoa mạnh, có khả năng sinh sản. Ngược lại, với sản xuất thì yêu cầu mía không ra hoa hoặc tìm mọi biện pháp để làm cho mía không ra hoa, tạo cho cây sinh trưởng liên tục trong một thời gian nào đó nhằm tăng năng suất và sản lượng.
Qua thực tế cho thấy ở các tỉnh miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam bộ mía trổ bông vào cuối tháng 10 và tháng 11 hàng năm. Thời điểm này mưa chưa chấm dứt và còn 2-3 tháng nữa mới thu hoạch, mía ra hoa vào lúc còn có thể sinh trưởng mạnh để tăng năng suất. Những diện tích trồng trước tháng 5 có thể ra hoa, làm giảm năng suất, người ta dự tính nếu thời điểm này mía không ra hoa thì năng suất sẽ tăng 25-30%. Để tránh mía ra hoa làm giảm năng suất, người trồng mía phải chọn giống không ra hoa hoặc hãm mía ra hoa bằng các biện pháp sau:
- Biện pháp thời vụ: đây là biện pháp dễ làm. Mía trồng lấy đường cần bố trí thời vụ thích hợp để tránh trổ cờ, tùy từng vùng mà bố trí cho thích hợp, ví dụ như vùng Duyên Hải miền Trung, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ:
+ Vụ Đông Xuân: trồng tháng 11 đến tháng 12
+ Vụ Hè Thu: trồng tháng 6 đến tháng 7
- Rút bước gây hạn: thiếu nước vào thời kỳ cảm ứng mầm hoa sẽ không hình thành được. Việc rút nước gây hạn ngăn chặn mía ra hoa là vấn đề cần được xem xét cụ thể, phải nắm được tập tính ra hoa của từng giống và xác định thời kỳ xử lý thích hợp. Qua thời gian xử lý phải tưới nước chăm sóc ngay để mía tiếp tục sinh trưởng cho năng suất.
- Tăng hàm lượng phân đạm vừa phải: bón nhiều đạm có thể ức chế mía ra hoa, do tác dụng kích thích sinh trưởng của đạm. Tuy vậy, nếu kéo dài thời gian bón và với lượng đạm quá dư sẽ làm giảm phẩm chất, hàm lượng đường và độ tinh khiết. Đạm được bón trước cảm ứng mầm hoa ít nhất 10-15 ngày. Tăng đạm kết hợp với gây hạn trước và trong thời kỳ cảm ứng ra hoa và sau đó tưới trở lại để mía tiếp tục sinh trưởng có thể hãm mía ra hoa mà không ảnh hưởng tới sản lượng.
- Cắt lá ngọn: lá ngọn (lá đã mở nhưng phiến lá chưa xòe ngang) là bộ phận cảm ứng mạnh với chu kỳ ánh sáng, kích thích hình thành mầm hoa, lá + 1 và + 2 mầm cảm ứng, mía không ra hoa.
- Dùng hóa chất:
- Ấn Độ người ta phun Pentaclorofenol có hiệu lực ức chế ra hoa và tăng phẩm chất.
- Úc phun Maleic hidrazit kết hợp axit Giberenlic ức chế ra hoa 100%.
Việc dùng thuốc ức chế mía ra hoa ở Việt Nam chưa thông dụng, chưa có tài liệu hướng dẫn, vì vậy chúng ta cần phải nghiên cứu, đạt kết quả chắc chắn mới dùng.
Trên đây là những thông tin kỹ thuật cơ bản, khi áp dụng cần chú ý tùy từng nơi, từng vùng, đất đai, thời tiết khí hậu, giống, cách chăm sóc,...mà xử lý cho thích hợp đề đảm bảo năng suất, chất lượng cây trồng.
62019-ntm.01078_han-che-mia-ra-hoa.pdf