Các kỹ thuật
- Chăn nuôi (663)
- Trồng trọt (1331)
- Nuôi trồng thủy, hải sản (576)
- Nông - Lâm - Ngư nghiệp khác (159)
- Môi trường nông thôn (37)
- Chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ (487)
- Tri thức khoa học khác (121)
Đang trực tuyến : | 554 |
Tổng truy cập : | 562,866 |
Chăn nuôi
Một số chú ý khi nuôi lợn con theo mẹ
Bài viết lưu ý một số điều cần biết khi nuôi lợn con theo mẹ: cho lợn con bú sữa đầu, cố định đầu vú, nhốt riêng lợn con trong 3-4 ngày sau sinh, thiến lợn con, tiêm sắt cho lợn con,…
Việc quản lý, chăm sóc giúp lợn con khỏe mạnh và giúp phát triển hệ tiêu hóa cũng như nâng cao khả năng thích nghi với điều kiện sống.
1. Cho lợn con bú sữa đầu:
Do sữa đầu có vai trò rất quan trọng đối với lợn con vì có chứa hàm lượng vật chất khô cao, đặc biệt là protein, vitamin, kháng thể γ-globulin và MgSO4... Nhưng sữa đầu chỉ hiện diện trong vòng 24h sau khi nên cần phải cho lợn con bú sữa đầu càng sớm càng tốt để có thể nhận được kháng thể của mẹ truyền qua sữa.
2. Cố định đầu vú:
Việc cố định đầu vú góp phần làm nâng cao tỉ lệ đồng đều của bầy lợn con
Mặt khác cố định vú cho lợn con cũng là cách tập cho lợn con có phản xạ trong khi bú nhằm nâng cao sản lượng sữa mẹ, vì sản lượng sữa tiết ra phụ thuộc vào sức bú của lợn con, vào trạng thái thần kinh của lợn mẹ khi cho con bú, nên khi không có sự tranh dành thì lợn mẹ sẽ ổn định tinh thần giúp sữa tiết nhiều hơn.
Việc này cũng tạo điều kiện cho người chăm sóc can thiệp kịp thời với những trường hợp lợn mẹ đè chết con, giúp nâng cao tỉ lệ nuôi sống trên lợn con.
3. Nhốt riêng lợn con trong vòng 3 – 4 ngày sau sinh:
Bên cạnh việc cho bú sữa đầu, cố định đầu vú thì lợn con cần được nhốt riêng và cho bú theo cữ trong thời gian ít nhất là 3 – 4 ngày sau khi sinh để tránh tình trạng lợn mẹ mệt hay vụng về đè chết con. Đây cũng là cách để dễ theo dõi tình trạng tiết sữa của lợn mẹ vì sau mỗi cữ bú (thường cách khoảng 1,5 – 2 giờ) tùy theo tình trạng của bệ sữa mà người chăm sóc sẽ phát hiện ra những trường hợp dư sữa, nếu để nái dư sữa dễ gây đọng sữa và viêm vú. Sau khi lợn con bú xong gom chúng vào ổ úm sẽ là biện pháp tốt để tránh cho lợn con bị lạnh về đêm, bị rối loạn tiêu hóa.
4. Thiến lợn con:
Khi lợn con được 7 - 10 ngày tuổi, người ta thường tiến hành thiến đối với lợn đực không khai thác giống sau này.
5. Tiêm sắt cho lợn con:
Khi lợn con được 3 ngày tuổi thì tiến hành tiêm sắt và tiến hành tiêm lặp lại lần 2 cách 10 ngày sau để tránh thiếu sắt dẫn đến thiếu máu.
6. Bổ sung thức ăn sớm cho lợn con:
Bổ sung thức ăn sớm khi nuôi lợn sẽ bù đắp phần dinh dưỡng thiếu hụt cho nhu cầu sinh trưởng phát triển của lợn con khi sản lượng sữa mẹ giảm đồng thời rèn luyện bộ máy tiêu hóa của lợn con sớm hoàn thiện về chức năng, đồng thời kích thích bộ máy tiêu hóa phát triển nhanh hơn về kích thước và khối lượng. Giảm tỷ lệ hao mòn của lợn mẹ, từ đó lợn mẹ sớm động dục trở lại sau khi cai sữa lợn con.
Nên tập ăn sớm cho lợn con từ 7 ngày tuổi
7. Cai sữa cho lợn con:
Hiện nay, chăn nuôi lợn theo hướng công nghiệp thì lợn con có thể cai sữa ở 20 ngày tuổi để tăng tần số sinh sản cho lợn mẹ. Nếu được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt, lợn nái sau khi cai sữa 1 tuần có thể phối giống cho lứa tiếp theo.
Chú ý: Cai sữa cho lợn con phải giảm dần dần, ít nhất sau 03 ngày để tránh hiện tượng sốt sữa trên lợn mẹ và lợn con bị tiêu chảy. Chỉ cai sữa khi lợn con đã quen thức ăn tập ăn.
Giảm nhẹ mức ăn của lợn mẹ và lợn con trong 3 - 4 ngày cai sữa đầu tiên để tránh lợn mẹ bị viêm vú, lợn con bị tiêu chảy. Không thay đổi loại thức ăn cho lợn con vào những ngày sau cai sữa ít nhất là 1 tuần, sau đó chuyển dần sang dùng loại cám dành cho lợn con sau cai sữa.
http://nguoichannuoi.vn/mot-so-chu-y-khi-nuoi-lợn-con-theo-me-fm791.html
23937-ntm.002044_chu-y-khi-nuoi-lon-con-theo-me.pdf